Bí quyết để trở thành một Kiến trúc sư giỏi

Đối với một sinh viên ngành Kiến trúc mới ra trường; khi được đề cập đến việc tìm được hướng đi đúng đắn để có những phát triển tốt trong sự nghiệp của mình quả thực là một điều vô cùng khó khăn. Mỗi bước đi trong nghề đều sẽ là một thách thức; dù đó có là nghề nghiệp gì. Khi nhìn vào những Kiến trúc sư thành công cho đến thời điểm hiện tại; ta có thể rút ra được một vài bí quyết để trở thành một Kiến trúc sư giỏi.

bí quyết để trở thành một Kiến trúc sư giỏi
Làm sao để trở thành một Kiến trúc sư giỏi?

Tìm người hướng dẫn và định hướng

Người ta nói may mắn nhất cuộc đời con người không phải trúng số độc đắc mà là gặp được người thầy tốt. Những người đi trước; những đồng nghiệp kiến trúc của bạn là nguồn kiến thức vô tận mà bạn có thể học hỏi. Hãy mạnh dạn tìm đến KTS có kỹ năng và kinh nghiệm trong nghề mà bạn ngưỡng mộ để theo chân học hỏi.

Với những kiến thức học tập được từ những người đi trước sẽ giúp ích rất lớn cho bạn trong quá trình phát triển sự nghiệp về sau. Điều đơn giản nhất bạn có thể bắt đầu làm là mời họ 1 tách cafe và bắt đầu một câu chuyện sau đó là từ từ những câu hỏi về kiến thức chuyên môn và lời khuyên trong công việc – chắc hẳn rằng không ai có thể từ chối bạn đâu. 

Cùng chia sẻ kiến thức

Bạn nên nhớ rằng những kiến trúc sư giỏi là người sẽ chia sẻ cho bạn những kỹ năng; kinh nghiệm và kiến thức. Cuộc đời là “con đường 2 chiều” nếu bạn đã nhận lại thì bạn phải cho đi những kiến thức đó nếu muốn là người thành công.

Hãy thử chia sẻ những điều hay ho mà bạn biết cho các đồng nghiệp. Bạn sẽ nhận lại được gì khi chia sẻ những kiến thức đó. Thực sự; bạn không nên mong chờ những gì nhận lại được; mà thứ bạn nhận lại được là tâm thái thoải mái, thanh tịnh.

Kinh nghiệm làm việc ngành Kiến trúc
Hãy thử chia sẻ những điều hay ho mà bạn biết cho các đồng nghiệp

Tạo cho bản thân một mạng lưới

Về bản chất; ngành Kiến trúc cũng là một ngành dịch vụ mà dịch vụ do bạn cung cấp có tốt hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào mạng lưới quan hệ của bạn. Một mạng lưới tốt sẽ giúp công việc của bạn được suôn sẻ hơn và mở ra được vô số các cơ hội mới. Hãy luôn ghi nhớ việc xây dựng các mối quan hệ tốt xung quanh bạn.

Biết nắm bắt cơ hội

Khi mới bắt đầu ở một vị trí nào đó bạn luôn muốn được thể hiện bản thân. Nhưng câu hỏi lớn đặt ra lúc này là “Làm thế nào để thể hiện được những ưu điểm của bản thân một cách tốt đa?”. Do đó; bạn nên tự vạch ra cho mình một chiến thuật; dù nhận được công việc như thế nào bạn cũng phải thực sự nghiêm túc với nó.

Bạn nên dành thêm thời gian sau giờ làm để trau chuốt những kỹ lưỡng những bản thiết kế của mình. Nếu có thời gian rảnh hãy thử lên những kế hoạch; phương án tối ưu hơn để đề xuất trong buổi họp tiếp theo. Từ đó; năng lực của bạn sẽ dần được khẳng định và cơ hội sẽ đến với bạn nhiều hơn.

Mạnh dạn nêu quan điểm cá nhân

Một công ty có rất nhiều nhân viên, việc bạn được chú ý thực sự không dễ dàng. Bạn hãy thử mạnh dạn yêu cầu. Hãy thử đề nghị được nhận nhiều hơn yêu cầu thiết kế. Hay có thể mạnh dạn yêu cầu tăng lương nếu cảm thấy đóng góp của bạn là xứng đáng. Điều này sẽ khiến cho công việc của từng bước, từng bước phát triển hơn.

Rời khỏi vùng an toàn

Những người không thành công hay còn gọi là thường bị thất bại đều có điểm chung là muốn sự yên ổn. Hãy thử tìm tòi những điều mới lạ thay vì chấp nhận những điều đã cũ.

Thoát ra khỏi vùng an toàn vốn có hằng ngày của bạn.

  • Hãy tập mạnh dạn phát biểu trước đám đông nếu bạn còn e ngại.
  • Xung phong biểu diễn văn nghệ cho công ty mỗi dịp.
  • Làm những điều mà bạn chưa từng làm giúp bạn nhận được nhiều cảm xúc mới lạ trong cuộc sống, tinh thần phấn chấn trong công việc.

Biết lắng nghe

Diễn thuyết, thuyết trình là kỹ năng mềm rất quan trọng trong hầu hết công việc. Dượt trước bài diễn thuyết của mình vài lần trước đó. Lắng nghe và ghi nhận đánh giá của đồng nghiệp, khách hàng. Bạn cũng nên luyện tập một chút thái độ vui tươi để buổi phát biểu của bạn trở nên suôn sẻ và đỡ phần nhàm chán.

Việc làm ngành Kiến trúc
Thoát ra khỏi vùng an toàn vốn có hằng ngày của bạn

Biết tự đánh giá thất bại

Bí quyết để trở thành kiến trúc sư giỏi là biết tự đánh giá năng lực của mình. Nhìn nhận lại thất bại của mình để khắc phục thay vì chối bỏ, đổ lỗi. Thật may mắn nếu được làm công việc mà mình đam mê. Bạn có thể dành rất nhiều thời gian vào nó và có tinh thần biết vượt qua thất bại. Lời khuyên ở đây là bạn nên học hỏi không ngừng để bản thân luôn phát triển.

Có thể những bí quyết trên không hoàn toàn khiến bạn thành người không thể thay thế trong công việc của mình; nhưng phần nào nó có thể giúp con đường chạm đến thành công của bạn trở nên dễ dàng hơn.

Bình luận ở “Bí quyết để trở thành một Kiến trúc sư giỏi

  1. Pingback: Ngành Kiến trúc sư và 8 kỹ năng cần thiết | Ngành Kiến trúc

Đã đóng bình luận