Tại sao các nhà tuyển dụng thường ngó lơ sinh viên Kiến trúc mới ra trường?

Vì sao việc ra trường luôn tạo vô số áp lực cho các bạn tân cử nhân? Làm sao để ra trường có việc làm ngay? Hay để thu hút được các nhà tuyển dụng sinh viên ngành Kiến trúc cần chuẩn bị những gì?… và thêm vô số những câu hỏi khác nữa, chính là nỗi băn khoăn của các bạn sinh viên Kiến trúc mới ra trường.

Cơ hội việc làm sinh viên Kiến trúc mới ra trường
Để thu hút được các nhà tuyển dụng sinh viên ngành Kiến trúc cần chuẩn bị những gì?

Vì sao các nhà tuyển dụng thường bỏ qua các tân kỹ sư?

Hiện nay, số lượng sinh viên ngành Kiến trúc mới ra trường rất lớn, đáp ứng gần như đầy đủ nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp Kiến trúc và Nội thất. Tuy nhiên, năng lực làm việc của các sinh viên ngành Kiến trúc mới ra trường này vẫn còn là một dấu chấm hỏi lớn đối với các nhà tuyển dụng.

Thực tế, số lượng ứng tuyển của các kỹ sư Kiến trúc mới ra trường rất lớn nhưng chất lượng để đáp ứng được nhu cầu từ các doanh nghiệp lại còn rất mong lung. Sinh viên mới ra trường thường sẽ thiếu kinh nghiệm thực tiễn cùng các kỹ năng ở hiện trường.

Khi muốn trở thành một Kiến trúc sư thật sự, có thể trực tiếp làm các công việc chuyên môn cần phải có một thời gian thực tập và làm quen với công việc. Hầu như, mọi doanh nghiệp, công ty tuyển dụng đều phải bỏ ra chi phí và thời gian để đào tạo lại. Điều này khiến các doanh nghiệp hay các đơn vị tuyển dụng thường e ngại và ngó lơ với các sinh viên Kiến trúc mới ra trường.

Đâu là điểm yếu mà các sinh viên Kiến trúc mới ra trường cần khắc phục?

– Còn loay hoay thể hiện ý tưởng thành bản vẽ vì chưa có kỹ năng thực hành chuyên sâu với các phần mềm chuyên dụng

– Lúng túng trong việc thể hiện và quản lý hồ sơ bản vẽ: Hồ sơ thiết kế kỹ thuật 2D, 3D bằng các phần mềm AutoCAD, Revit, 3d max…?

– Gặp khó khăn khi muốn áp dụng các kiến thức đã học trong nhà trường vào thực tế công việc

Sinh viên ngành Kiến trúc cần biết
Sinh viên mới ra trường thường gặp khó khăn khi muốn áp dụng các kiến thức đã học trong nhà trường vào thực tế công việc

– Không thể theo kịp tiến độ dự án vì thiếu: kinh nghiệm phối hợp các kiến thức, phối hợp với đội nhóm, lập bảng tiến độ, cách thức phân chia công việc, quản lý hồ sơ theo biểu đồ, sửa chữa bản vẽ,..

– Chưa biết cách làm một hồ sơ báo cáo hoặc không tự tin thuyết trình và bảo vệ ý tưởng thiết kế của mình trước tập thể hay chủ đầu tư

– Vì thiếu kiến thức hành nghề thực tế nên không đủ tự tin khi đi phỏng vấn

– Đặc biệt, yêu cầu phải có kinh nghiệm khiến nhiều Kiến trúc sư mới ra trường ngần ngại khi nộp đơn ứng tuyển

Những điều trên, vẫn chỉ là một trong vô số các điểm yếu của các bạn sinh viên ngành Kiến trúc đã, đang và chuẩn bị tốt nghiệp. Do đó, ngày nay ở các trường Đại học khi đào tạo các ngành Kiến trúc, Xây dựng bắt đầu thiên về hướng đào tạo kiến thức kết hợp với thực hành, thường xuyên cho các bạn sinh viên đi quan sát hay thực hành tại các công ty thuộc mảng Kiến trúc – Nội thất, Đại học Duy Tân là một cái tên tiêu biển.

Đồng thời, nhà trường cùng các giảng viên cũng luôn hỗ trợ tốt đa để các bạn sinh viên trong năm 3, năm 4 tìm được chỗ thực tập phù hợp để vừa học thêm kiến thức mới vừa được thực hành những kiến thức trên ghế nhà trường. 

Ngoài ra, việc ngành Kiến trúc Đại học Duy Tân liên kết với các trường Đại học có tên tuổi trong các ngành Kiến trúc, Nội thất, Xây dựng trong và ngoài nước cũng giúp các bạn sinh viên có thêm cơ hội được học tập với chương trình quốc tế.

Với chương trình đào tạo tiến bộ, cùng hệ thống giảng viên cơ hữu có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Kiến trúc, sinh viên khi theo học ngành Kiến trúc tại trường Công nghệ – Đại học Duy Tân sau khi ra trường luôn có rất nhiều cơ hội việc làm. Cùng với đó, hằng năm nhà trường luôn tổ chức các hội chợ việc làm, chính tại đây, rất nhiều bạn sinh viên đã tìm được công việc cho bản thân ngay cả khi chưa tốt nghiệp.

Đại học Duy Tân ngành Kiến trúc
Ngành Kiến trúc – Đại học Duy Tân

Trong mùa tuyển sinh 2021, trường Công nghệ – Đại học Duy Tân có rất nhiều chỉ tiêu cùng phương thức xét tuyển đa dạng cho các bạn sinh viên quan tâm ngành Kiến trúc. Đừng bỏ lỡ nhé!

Bình luận ở “Tại sao các nhà tuyển dụng thường ngó lơ sinh viên Kiến trúc mới ra trường?

  1. Pingback: Có nên chọn ngành Kiến trúc sư? | Ngành Kiến trúc

Đã đóng bình luận