Ngành Kiến trúc sư và 8 kỹ năng cần thiết trong thế kỷ 21

Trong thời đại mới; ngành Kiến trúc sư chỉ có kiến thức và thẩm mỹ thôi là chưa đủ; họ còn cần phải thường xuyên trau dồi thêm rất nhiều kỹ năng để có thể đảm nhận nhiều vai trò; tạo nên sự tối ưu nhất cho thiết kế của bản thân. 

Ngành Kiến trúc sư làm gì
Ngành Kiến trúc sư và 8 kỹ năng cần thiết trong thế kỷ 21

Nếu bạn là một sinh viên ngành Kiến trúc; bạn mới bắt đầu theo học hoặc đã ra trường được một thời gian nhưng vẫn còn khá mơ hồ với những dự định trong tương lai gần. Hãy cùng theo dõi bài viết này để biết được ngành Kiến trúc sư và 8 kỹ năng cần thiết trong thế kỷ 21 để không phải “tụt hậu” với sự thay đổi liên tục của thời đại này nha.

Ngành Kiến trúc sư thế kỷ 21 phải có kỹ năng thấu hiểu nội tâm

Những kiến trúc sư có kỹ năng thấu hiểu nội tâm mạnh mẽ sẽ nhận thức được trạng thái cảm xúc; tình cảm và động lực của bản thân mình. Kỹ năng thấu hiểu nội tâm bao gồm khả năng phản ánh bản thân; hiểu về điểm mạnh – điểm yếu, cá tính riêng và khả năng dự đoán cảm xúc. Kỹ năng thấu hiểu nội tâm liên quan đến sự nhạy cảm của mỗi người đối với những mong muốn, nỗi sợ hãi cũng như tiềm thức của họ.

Kỹ năng thấu hiểu nội tâm đối với ngành Kiến trúc trong thiết kế có thể được thể hiện thông qua: khả năng theo đuổi cảm xúc và ý nghĩa thiết kế qua tiềm thức cá nhân; khả năng khám phá phép ẩn dụ và phép loại suy trong thiết kế và sự nhạy cảm với kiến thức cá nhân.

Việc sử dụng kỹ năng thấu hiểu nội tâm trong thực tiễn được thể hiện rất rõ qua các dự án của kiến trúc sư Daniel Libeskind và Peter Zumthor.

Kỹ năng thấu hiểu xã hội cũng là điều cần có của Kiến trúc sư

Nếu như kỹ năng thấu hiểu nội tâm giúp kiến trúc sư hiểu được cá tính của mình; thì kỹ năng thấu hiểu xã hội lại giúp họ nhận biết được về người khác. Việc những kiến trúc sư quan tâm đến cách mọi người trải nghiệm dự án của họ; nhận thức sâu sắc về nhu cầu, các chuẩn mực văn hóa xã hội và khuôn mẫu hành vi là rất quan trọng.

Thấu hiểu xã hội giúp kiến trúc sư có được sự đồng cảm và nắm rõ được nhu cầu của khách hàng; tôn trọng và đánh giá cao quan điểm đa dạng của mỗi cá nhân; nắm bắt được mong muốn; tâm trạng và ý định của những người trực tiếp trải nghiệm dự án kiến trúc của mình.

Kỹ năng thấu hiểu xã hội trong thiết kế có thể được thể hiện thông qua: sự đồng cảm đối với nhu cầu của xã hội; khả năng thuyết phục xã hội và khả năng tham gia vào các hợp tác thiết kế.

Việc sử dụng các kỹ năng thấu hiểu xã hội trong thực tế ngành Kiến trúc có thể kể đến như các công trình của kiến trúc sư Alejandro Aravena; các trung tâm thiết kế thuộc Đại học như Detroit Collaborative Design và Clemson Architecture + Health.

Kỹ năng ngành Kiến trúc
Thấu hiểu xã hội giúp kiến trúc sư có được sự đồng cảm và nắm rõ được nhu cầu của khách hàng

Kiến trúc sư cũng phải có kỹ năng siêu cá nhân

Nếu như kỹ năng thấu hiểu nội tâm là nhận thức cảm xúc cá nhân; kỹ năng thấu hiểu xã hội liên quan đến việc nắm bắt cảm xúc của người khác thì kỹ năng siêu cá nhân lại vượt lên trên cảm xúc cá nhân đơn thuần và đi sâu vào suy nghĩ hiện sinh sâu sắc.

Kỹ năng siêu cá nhân là khả năng xác định vị trí của bản thân đối với các đặc điểm tồn tại của con người; chẳng hạn như ý nghĩa của cuộc sống, ý nghĩa của cái chết; mục đích sâu sắc của thế giới vật chất và tâm lý.

Kỹ năng siêu cá nhân trong thiết kế có thể được thể hiện thông qua khả năng kết nối bên ngoài thế giới vật chất; và khả năng tham gia vào hình ảnh nhận thức sống động.

Việc sử dụng kỹ năng siêu phàm này trong thực tiễn có thể kể đến các công trình của kiến trúc sư Louis Kahn và Zaha Hadid.

Kỹ năng nhận thức cơ thể cũng rất cần thiết với Kiến trúc sư

Những kiến trúc sư có kỹ năng nhận thức cơ thể có thể hiểu rõ về các chuyển động của cơ thể và ứng dụng các chuyển động đó vào dự án thiết kế một cách khoa học.

Thiết kế kiến trúc vốn là tạo ra không gian tương xứng với tỷ lệ; tư thế cơ thể và các điều kiện tồn tại của con người trong không gian. Hiểu rõ xu hướng vận động của cơ thể và ứng dụng vào kiến trúc là một việc làm hết sức cần thiết, quan trọng.

Kỹ năng nhận thức cơ thể bao gồm vai trò của các giác quan trong kiến trúc; bao gồm xúc giác, định hướng, áp suất và nhiệt độ. Kỹ năng vận động cơ thể trong thiết kế có thể được mô tả thông qua: sự nhạy cảm với tỷ lệ của con người; nhận thức về chuyển động của cơ thể và khả năng kích hoạt hiệu suất xã hội trong không gian.

Việc sử dụng kỹ năng nhận thức cơ thể trong thực tiễn được thể hiện rõ qua các dự án của kiến trúc sư Steven Holl và Herman Hertzberger.

Kỹ năng thấu hiểu tự nhiên

Kỹ năng thấu hiểu tự nhiên liên quan đến nhận thức sâu sắc về môi trường sinh thái xung quanh. Điều này bao gồm khả năng xác định và phân loại môi trường tự nhiên; sự hiểu biết về các thành phần của tự nhiên như thực vật; động vật và các mối quan hệ sinh thái giữa chúng.

Có kỹ năng thấu hiểu tự nhiên; kiến trúc sư sẽ biết cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách có ý nghĩa hơn, giảm tiêu thụ năng lượng; cải thiện chất lượng môi trường và gắn liền việc tôn trọng thiên nhiên với quá trình xây dựng.

Kỹ năng thấu hiểu tự nhiên trong thiết kế có thể được mô tả thông qua: sự nhạy cảm khi xem xét các đặc điểm tự nhiên như địa hình; thực vật và động vật; khả năng kết hợp các tính chất và chức năng của tự nhiên và khả năng theo đuổi đạo đức thiết kế bền vững và khả năng phục hồi sinh thái.

Việc sử dụng kỹ năng thấu hiểu tự nhiên trong thực tiễn thiết kế được thể hiện rõ trong các dự án của kiến trúc sư Geoffrey Bawa và Chris Cornelius.

Kỹ năng nhận thức không gian

Một kiến trúc sư có kỹ năng nhận thức không gian có thể nhận thức; biến đổi và sửa đổi thông tin không gian một cách dễ dàng. Kỹ năng nhận thức không gian liên quan đến việc giải quyết các vấn đề về định hướng không gian và bố trí các đối tượng trong kiến trúc.

Năng lực cốt lõi của kỹ năng này bao gồm trí tưởng tượng; lý luận không gian, thao tác hình ảnh, kỹ năng đồ họa và nghệ thuật. Ngoài ra; nhận thức không gian còn liên quan đến sự tương tác đầy đủ với ánh sáng, khí quyển, vật liệu và bản chất xúc giác của không gian.

Kỹ năng nhận thức không gian trong thiết kế có thể được mô tả thông qua: khả năng tưởng tượng và vận dụng không gian theo những cách linh hoạt; khả năng thực hiện tổ chức không gian; sự nhạy cảm với không gian và khả năng hình thành không gian một cách chiến lược.

Việc sử dụng kỹ năng nhận thức không gian trong thực tiễn được thể hiện rõ trong các dự án của kiến trúc sư Frank Lloyd Wright và Tadao Ando.

Kiến trúc sư cũng phải có kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ/ lời nói

Kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ/ lời nói liên quan đến việc suy nghĩ bằng từ ngữ và sử dụng sáng tạo; linh hoạt từ ngữ (viết hoặc nói). Ngoài việc sử dụng ngôn ngữ như một công cụ giao tiếp, truyền đạt thông tin; các kiến trúc sư cũng có thể ứng dụng chất liệu văn học vào dự án thiết kế của mình như một câu chuyện kể; mang lại sự bay bổng, mềm mại cho thiết kế.

Kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ/ lời nói đối với ngành Kiến trúc trong thiết kế có thể được mô tả thông qua: khả năng kết hợp cú pháp thiết kế; khả năng sử dụng các công cụ bằng lời nói như tường thuật để tạo ra thiết kế và khả năng thuyết phục ý tưởng thiết kế bằng diễn đạt ngôn ngữ/ lời nói.

Kiến trúc sư học gì
Kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ/ lời nói liên quan đến việc suy nghĩ bằng từ ngữ và sử dụng sáng tạo, linh hoạt từ ngữ

Kỹ năng tư duy logic là điều bắt buộc có ở mỗi Kiến trúc sư

Kỹ năng tư duy logic liên quan trực tiếp đến khả năng sử dụng suy luận logic; đặt ra mối liên hệ nguyên nhân – kết quả cho mỗi vấn đề và hiểu được mối quan hệ giữa các hành động; đối tượng hoặc ý tưởng.

Kiến trúc sư có kỹ năng này để định lượng và thực hiện các phép toán/ logic phức tạp. Mặc dù; việc sử dụng kỹ năng này trong thiết kế có thể được coi là làm giảm tính sáng tạo; tuy nhiên lại đặc biệt có giá trị khi ngày nay kỹ thuật và công nghệ đang rất được coi trọng.

Kỹ năng tư duy logic trong thiết kế có thể được mô tả thông qua: sự nhạy cảm với việc sử dụng số và hình học; khả năng đưa ra các giả thiết cho các chiến lược thiết kế và khả năng giải quyết các khía cạnh chức năng và lập trình của thiết kế.

Khi bước vào một thời kì mới, không chỉ có một người; một tổ chức hay một ngành nghề nào phải thay đổi mà tất cả mọi người ở tất cả mọi công việc đều phải có sự đổi mới. Với ngành Kiến trúc sư chính là việc trau dồi đầy đủ những kỹ năng trên. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức quý giá. Chúc bạn thành công.