Kiến thức kỹ năng
“Kiến trúc Xanh” lên ngôi
Có lẽ thuật ngữ “kiến trúc xanh” còn khá mới mẻ với chúng ta song; trên thế giới đặc biệt là những nước tiến bộ như: Nhật Bản, Hoa Kỳ hay Pháp thì đây đã không còn là điều gì quá mới lạ. Trong bối cảnh các vấn đề môi trường liên tục được đề cập, kiến trúc xanh ra đời như một giải pháp giải quyết phần nào áp lực đè nặng lên con người và thiên nhiên.
“Kiến trúc xanh” là gì?
Hiểu một cách đơn giản nhất; “Kiến trúc xanh” là kiến trúc thân thiện với môi trường và không gian sống của con người. Một công để được đánh giá là “Kiến trúc xanh” là khi nó phải sử dụng hiệu quả năng lượng, nước và tài nguyên thiên nhiên khác; bảo vệ sức khỏe người sử dụng; giảm thiểu tối đa chất thải gây ô nhiễm môi trường và sự suy thoái của môi trường chứ không chỉ đơn giản là công trình kiến trúc có “nhiều cây xanh”. “Kiến trúc xanh” còn được hiểu là “Kiến trúc sinh thái”.
Vật liệu xanh – phần cốt yếu của kiến trúc sinh thái
Đã là một công trình xanh tất yếu phải được xây dựng bằng những vật liệu thân thiện với môi trường. Những vật liệu này phải làm giảm tối thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên trong suốt quá trình chế tạo, xây dựng và sử dụng nhưng vẫn không làm giảm đi tính thoải mái và tiện nghi cần thiết đối với người sử dụng. Đây chính là những yêu cầu tất yếu được đặt ra cho các kiến trúc sư khi bắt đầu thi công một dự án xanh.
Khi nhắc đến “vật liệu xanh” có lẽ không ít người sẽ nghĩ ngay đến các nguyên liệu như: gạch, gỗ, đá, tre, lá,… Chính khuynh hướng này đã bắt đầu đưa con người quay trở lại với thiên, lấy lại sự cân bằng giữa môi trường tự nhiên và con người.
Tính ưu việt của “Kiến trúc xanh”
Có một thực tế rõ ràng rằng; khi tỉ lệ dân số ngày một tăng kéo theo những yêu cầu về nhà ở cũng ngày càng cấp thiết; con người gần như đã khai thác đến mức khánh kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Kiến trúc xanh ra đời không chỉ giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt nguyên liệu mà còn phần nào giúp giảm thiểu những gánh nặng của con người đối với thiên nhiên.
Về mặt kinh tế; kiến trúc xanh giúp giảm thiểu chi phí trong quá trình xây dựng và sử dụng công trình, giúp thu hồi vốn nhanh. Chính vì thế; ngày càng người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn công trình xanh này đối với nhà ở hay các công trình dân dụng.
Hơn thế nữa; bằng những lợi ích của mình kiến trúc xanh còn tạo ra môi trường thân thiện cho người sử dụng: chất lượng không khí trong nhà tốt hơn, tối ưu hóa sự thoải mái mọi công năng trong công trình.
Ngày càng khẳng định được vị trí chiến lược của mình đối với kinh tế, môi trường và xã hội; kiến trúc xanh ngày càng được ưa chuộng tại nhiều quốc gia. Tiến sĩ Pamela Phua – Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm sơn ngoại thất thuộc nhóm ngành Sơn Trang trí AkzoNobel Toàn cầu đánh giá: Tương lai của nghệ thuật kiến trúc là những ngôi nhà tràn ngập mảng xanh với không gian sống phủ đầy hơi thở thiên nhiên và được làm từ những nguyên liệu bền vững; từ đó mang lại một cuộc sống lành mạnh hơn cho gia chủ.
Trong xu thế hiện nay; các vấn đề về môi trường và thiên nhiên đang ngày một được quan tâm, chú trọng; chạy theo bối cảnh chung đó, kiến trúc cũng đã có những thay đổi tất yếu nhằm đáp ứng được nhu cầu chung của toàn xã hội.
Pingback: Những mảng cây xanh nơi phố Hội | Ngành Kiến trúc