Những điều mọi người thường thắc mắc về ngành Kiến trúc

Nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng tốt nghiệp ngành Kiến trúc cũng tăng lên. Tuy nhiên; nhiều bạn trẻ vẫn còn băn khoăn trước những “ngã rẽ” quan trọng trong việc lựa chọn ngành học phù hợp để theo đuổi lâu dài. Những điều mọi người thường thắc mắc về ngành Kiến trúc sẽ được trình bày cụ thể ở bài viết để sinh viên có những quyết định sáng suốt trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai.

thắc mắc về ngành Kiến trúc
Điều mọi người thường thắc mắc về ngành Kiến trúc

Ngành Kiến trúc đào tạo những kiến thức và kỹ năng gì?

Sinh viên theo học ngành Kiến trúc sẽ được trang bị các kiến thức về thiết kế công trình từ quy mô nhỏ đến lớn, từ đơn giản tới phức tạp; từ thiết kế ý tưởng đến tích hợp kết cấu, kỹ thuật, vật liệu,… Bên cạnh đó; tùy theo từng chuyên ngành mỗi người lựa chọn, sinh viên có thể được đào tạo sâu hơn như về chuyên môn thiết kế và xây dựng không gian nội thất bên trong công trình; trang trí mỹ thuật nội thất, lựa chọn và phối trí đồ đạc để tạo nên những không gian đặc trưng văn hóa,…

Tại trường Đại học Duy Tân; trong suốt quá trình học, sinh viên không chỉ được hướng dẫn thực hiện các Đồ án Thiết kế nhanh, Đồ án Quy hoạch, Đồ án Công nghiệp mà còn được học tập và thực hành về Kiến trúc nội thất rất đa dạng từ biệt thự, chung cư đến khách sạn, nhà hàng, spa, showroom, shop, siêu thị,… Đặc biệt; những nội dung được giảng dạy này đều là những nội dung tiên tiến, luôn được làm mới, học hỏi và cập nhật từ những chương trình đào tạo Kiến trúc uy tín.

Những tố chất cần có của sinh viên Kiến trúc?

Một kiến trúc sư tương lai cần có những tố chất cơ bản về: năng khiếu vẽ, khả năng sáng tạo, tư duy thẩm mĩ để tạo nên các công trình kiến trúc đẹp, mới lạ và phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

Bên cạnh đó; để hỗ trợ cho quá trình thiết kế công trình và nội thất chính xác và thuận lợi; kiến trúc sư cũng cần có khả năng tính toán, biết quan sát, học hỏi và tìm tòi cái mới,… cùng sự đam mê với nghề nghiệp. Trong môi trường làm việc áp lực cao với những yêu cầu phức tạp của khách hàng; kiến trúc sư cũng cần kiên trì, biết lắng nghe và thấu hiểu để đảm bảo mang lại sự hài lòng cho khách hàng và chất lượng tốt nhất cho mẫu thiết kế.

Sinh viên theo học ngành Kiến trúc
Sinh viên theo học ngành Kiến trúc sẽ được trang bị các kiến thức về thiết kế công trình từ quy mô nhỏ đến lớn

Học ngành Kiến trúc có cơ hội việc làm ra sao?

Có thể nói; cơ hội việc làm của cử nhân ngành Kiến trúc khi ra trường là vô cùng phong phú. Ngay sau khi tốt nghiệp, sinh viên Kiến trúc có thể đảm nhiệm các công việc như: thiết kế hoặc triển khai thiết kế tại các văn phòng thiết kế kiến trúc, giám sát thiết kế kiến trúc tại các công trình xây dựng, các công việc liên quan đến quản lý thiết kế và xây dựng, tư vấn kiến trúc tại các doanh nghiệp, các đơn vị quản lý đô thị của Nhà nước, của doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài; làm việc trong các công ty tư vấn thiết kế, giám sát thi công kiến trúc, xây dựng, nội thất hoặc khởi nghiệp với công ty Thiết kế – Thi công hoặc kinh doanh về lĩnh vực vật liệu, thiết bị, trang trí nội thất,…

Hợp tác với nhiều đại học uy tín trên thế giới để tiếp nhận chương trình đào tạo ngành Kiến trúc; trường Đại học Duy Tân mong muốn cung cấp cho xã hội những Kiến trúc sư lành nghề để thiết kế những công trình tốt về công năng và có tính thẩm mĩ cao. Tiêu biểu trong số đó là hợp tác với Đại học Bang California ở Fullerton và Cal Poly, San Luis Obispo (CSU – CalState) để triển khai các chương trình tiên tiến đầu tiên và duy nhất cho đến nay về ngành Kiến trúc và Xây dựng tại miền Trung Việt Nam từ năm học 2010-2011.

Khoa Kiến trúc của Đại học Duy Tân
Khoa Kiến trúc của Đại học Duy Tân còn chủ động áp dụng mô hình CDIO

Được biết; Đại học Bang California ở Fullerton là trường lớn nhất hệ thống Đại học Bang California trong khi Cal Poly, San Luis Obispo là 1 trong 5 trường xếp hàng đầu Mỹ về đào tạo ngành Kiến trúc ở bậc đại học. Không chỉ vậy, Khoa Kiến trúc của Đại học Duy Tân còn chủ động áp dụng mô hình CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate nghĩa là Hình thành ý tưởng – Thiết kế – Thực hiện – Vận hành) ngay từ những năm đầu để giúp các bạn sinh viên nắm bắt công việc nhanh và xử lý thấu đáo, sát với thực tế.