Kiến thức kỹ năng
Đào tạo ngành Kiến trúc trong bối cảnh Cách mạng Công nghệ 4.0
Sự thay đổi to lớn và nhanh chóng của ngành Kiến trúc đòi hỏi các kiến trúc sư Việt Nam phải được trang bị những kiến thức, kỹ năng công nghệ mới để bắt kịp và định hình những những xu thế kiến trúc cũng như công nghệ thiết kế của thời đại. Các trường đại học, cái nôi đào tạo các Kiến trúc sư cho Việt Nam, phải là nơi đầu tiên chuẩn bị và sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi số này. Vậy công việc đào tạo ngành Kiến trúc trong bối cảnh Cách mạng Công nghệ 4.0 thay đổi như thế nào?
Trước các yêu cầu và đòi hỏi mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; Kiến trúc sư cần phải kịp thời nắm bắt được những vấn đề công nghệ mới mà trước đây chưa từng được giảng dạy chính thức trong các trường đại học đào tạo ngành Kiến trúc ở Việt Nam. Từ đây; ngành Kiến trúc công nghệ ra đời là lẽ tất yếu.
Mục tiêu đào tạo của ngành Kiến trúc công nghệ
Có nền tảng kiến thức đa lĩnh vực, có kiến thức và kỹ năng chuyên môn, có hiểu biết và khả năng áp dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến, đặc biệt là công nghệ kỹ thuật số, có trách nhiệm và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để thực hiện các dịch vụ kiến trúc và các hoạt động nghề nghiệp liên quan khác từ hình thành ý tưởng tới thiết kế, triển khai, phối hợp xây dựng và phối hợp vận hành công trình… chính là những mục tiêu đào tạo ngành Kiến trúc công nghệ.
Ngoài ra nó còn có vai trò tiên phong trong các xu hướng kiến trúc công nghệ mới và có vai trò dẫn dắt trong việc giải quyết các thách thức của kiến trúc công nghệ trong xã hội hiện đại;
Có thể đáp ứng các yêu cầu toàn cầu của kiến trúc về thẩm mỹ, công nghệ kỹ thuật, sức khỏe và an toàn của con người, phát triển bền vững và thông minh trong thời đại công nghiệp 4.0.
Điểm mạnh của ngành Kiến trúc công nghệ
Khi nói đến điểm mạnh của ngành Kiến trúc công nghệ ta phải kể đến các ứng dụng các công nghệ thiết kế tiên tiến (công nghệ số CD) trong việc hình thành ý tưởng và thiết kế kiến trúc công trình với hiệu quả về ý tưởng sáng tạo và tiết kiệm thời gian vượt trội so với thiết kế thông thường, được gọi là sáng tạo kiến trúc số;
Ứng dụng BIM, VR, AI và các công nghệ tiên tiến khác trong việc liên kết và tích hợp cho công trình, dự án đầu tư xây dựng công trình từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến vận hành công trình, dự án, được gọi là tương tác kiến trúc số.
Với các kiến thức và kỹ năng mới mẻ của mình; KTS tốt nghiệp ngành Kiến trúc Công nghệ sẽ hình thành một thế hệ KTS mới cho Việt Nam, có thể được gọi là thế hệ KTS kỹ thuật số hay KTS4.0, rất phù hợp với sự hình thành và phát triển của thế hệ công dân kỹ thuật số toàn cầu thế kỷ 21. Điều này cũng góp phần cho quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực kiến trúc và dần hình thành nên một nền Kiến trúc số trong tương lai cho Việt Nam để bắt kịp với sự phát triển của thế giới.
Từ những chia sẻ trên; ta thấy được các triển vọng của ngành Kiến trúc công nghệ. Đồng thời; cơ hội việc làm ngành nghề này cũng được dự đoán là sẽ tạo ra sự bùng nổ trong thời gian sắp tới.
Pingback: Điều cần có ở một sinh viên ngành Kiến trúc |Ngành Kiến trúc