Kiến thức kỹ năng
Thông tin về ngành Kiến trúc 2023
Kiến trúc là chuyên ngành đào tạo và cấp bằng về nghệ thuật và khoa học chuyên thiết kế các công trình xây dựng. Họ biến những nhu cầu của con người về chỗ ở, sinh hoạt, giải trí, làm việc,… thành bản vẽ, đồ án của các công trình mà sau đó sẽ được xây dựng bởi các kỹ sư xây dựng. Thông tin về ngành Kiến trúc 2023 có gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Những công việc một Kiến trúc sư phải làm
Để có được một công trình hoàn thiện cần trải qua các bước: Hoạch định dự án; thiết kế công trình; đấu thầu xây dựng; triển khai thi công; nghiệm thu và bàn giao công trình.
Ngoài ra; nhiệm vụ của người Kiến trúc sư chủ yếu là:
– Gặp khách hàng để quyết định mục đích và yêu cầu của công trình
– Ước tính số lượng vật liệu xây dựng; trang thiết bị và thời gian thi công
– Chuẩn bị cấu trúc chi tiết
– Hợp tác với các kỹ sư; chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau; chủ yếu về xây dựng; để đưa ra thiết kế hợp lý nhất cho công trình.
– Vẽ các bản thiết kế
– Chuẩn bị hợp đầu cho các chủ xây dựng
– Quản lý và theo dõi hợp đồng
– Giám sát công trường; đảm bảo sát với hợp đồng và kế hoạch xây dựng
– Tìm kiếm các công việc mới
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kiến trúc làm gì?
Ngay khi tốt nghiệp; sinh viên học chuyên ngành Kiến trúc có thể đảm nhiệm công việc thiết kế hoặc triển khai thiết kế tại các văn phòng thiết kế kiến trúc, giám sát thiết kế kiến trúc tại các công trình xây dựng, các công việc liên quan đến quản lý thiết kế và xây dựng, tư vấn kiến trúc tại các doanh nghiệp, các đơn vị quản lý đô thị của Nhà nước, của doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài.
Kỹ năng cần có của người Kiến trúc sư
Người Kiến trúc sư khi đã quyết định gắn bó với công việc này cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho bản thân những kỹ năng cần thiết nhất; trong đó việc nắm vững các nguyên lý thiết kế, nguyên lý cấu tạo để thiết kế được một công trình là điều tối quan trọng. Ngoài ra; người Kiến trúc sư còn phải có khả năng đọc hiểu và triển khai được ý đồ bản vẽ, đầy đủ, chính xác theo đúng quy định.
Không chỉ vậy; những kỹ năng bổ trợ cho ngành Kiến trúc còn thuộc nhiều lĩnh vực khác: hình học, kỹ thuật điện, nước, kinh tế xây dựng,…
Kỹ năng thuyết trình báo cáo, kỹ năng tư duy, sáng tạo, chủ động trong công việc, làm việc nhóm, khả năng quản lý công việc, ngoại ngữ, giao tiếp,… cũng rất cần ở một người theo học ngành Kiến trúc. Những kỹ năng này sẽ giúp bạn tiến xa hơn trong công việc cũng như trong xã hội.
Là một trong những ngành nghề hot trong 5-10 năm tới. Triển vọng ngành Kiến trúc sẽ tạo ra vô số cơ hội việc làm vô cùng đa dạng cho các bạn trẻ. Cùng với số lượng công trình kiến trúc ngày một tăng, nhu cầu nhân lực cũng theo đó mà tăng lên, tạo ra vô số việc làm cho ngành kiến trúc.