Ngành Kiến trúc cần nhân lực chất lượng

Trong bối cảnh AI phát triển như hiện nay, công tác đào tạo kiến trúc sư cần phải có sự chuyển mình rõ rệt nhưng vẫn đảm bảo được các yếu tố cốt lõi bởi ngành Kiến trúc cần nhân lực chất lượng ngay lúc này.

đảm bảo được các yếu tố cốt lõi bởi ngành Kiến trúc cần nhân lực chất lượng
Công tác đào tạo kiến trúc sư cần đảm bảo được các yếu tố cốt lõi bởi ngành Kiến trúc cần nhân lực chất lượng

Xã hội rất cần nguồn lực kiến trúc sư có chất lượng cao

Ở bất kỳ quốc gia và thời đại nào, kiến trúc luôn là một ngành nghề hoạt động song hành với sự phát triển của con người. Bởi, nó không chỉ góp phần kiến tạo nên những không gian thoả mãn các hoạt động của con người mà còn góp phần định hướng và đưa ra đề xuất mới trong việc phát triển về các cách thức hoạt động và thẩm mỹ của con người.

Chính vì vậy, xã hội luôn có nhu cầu về nguồn nhân lực kiến trúc sư chuyên nghiệp có kiến thức và kinh nghiệm để phục vụ các mục đích này; ngành Kiến trúc cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng các nhu cầu về xây dựng cho con người.

Trong bối cảnh dân số tăng, đô thị hóa nhanh chóng, và kinh tế liên tục tăng trưởng ở Việt Nam khiến nhu cầu nhân lực ngành Kiến trúc hiện nay đang rất nhân lực chất lượng cao.

Chính vì vậy, sứ mệnh của việc đào tạo kiến trúc sư lại càng trở nên quan trọng, nhằm đáp ứng đủ được yêu cầu xã hội cả về số lượng và chất lượng đội ngũ. Có thể nói rằng, ngành Kiến trúc vẫn luôn giữ được độ “hot” trong suy nghĩ và lựa chọn ngành nghề theo học của các bạn trẻ.

Cùng bàn về tầm quan trọng của ngành Kiến trúc hiện nay; có thể thấy, các công trình kiến trúc đều là những hạt nhân không thể thiếu được trong mỗi đô thị, thậm chí có thể đại diện đánh dấu phong cách, hình thái đô thị trong mỗi giai đoạn lịch sử của xã hội. Hơn nữa, công trình kiến trúc nổi bật sẽ biểu hiện rõ nét tình hình kinh tế – xã hội, văn hóa và môi trường ở mỗi quốc gia.

Chính vì vậy, có thể nói rằng, ngành Kiến trúc luôn có tầm quan trọng đặc biệt trong mỗi giai đoạn phát triển của xã hội.

Làm sao để việc đào tạo kiến trúc sư thích ứng được với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo?

Trong thời gian gần đây, việc áp dụng công nghệ AI và robot trong công việc đang thực sự trở thành trào lưu trên toàn cầu không chỉ riêng trong ngành thiết kế kiến trúc mà còn ở nhiều ngành khác.

Có thể thấy, công nghệ hiện đại đã đóng góp và hỗ trợ rất nhiều cho quá trình hành nghề kiến trúc hiện nay như giúp tiết kiệm thời gian, nguồn lực, kinh tế; giúp hình thành thế hệ kiến trúc sư năng động và vẽ nên bức tranh đa dạng trong hoạt động kiến trúc. Hơn nữa; ứng dụng công nghệ đã trở thành một điều kiện quan trọng cũng như nhu cầu cấp thiết mà mỗi người học kiến trúc cần phải được tạo điều kiện trang bị nhằm đáp ứng được xu thế của thời đại.

Để đáp ứng sự phát triển và thay đổi này, các trường đại học cần xây dựng chương trình đào tạo hiện đại, linh hoạt theo định hướng thực hành, đa dạng các phương pháp giảng dạy, …

Ngoài các kiến thức cơ bản về chính trị, khoa học tự nhiên, kinh tế, xã hội, phương pháp nghiên cứu,… chương trình đào tạo kiến trúc sư của các trường phải hướng tới mục tiêu đào tạo người học có kỹ năng cao về năng lực tự nghiên cứu, cập nhật, ứng dụng công nghệ hiện đại để phục vụ công tác chuyên môn một cách hiệu quả nhất.

Ứng dụng công nghệ hiện đại để phục vụ công tác chuyên môn
Ứng dụng công nghệ hiện đại để phục vụ công tác chuyên môn một cách hiệu quả nhất để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng

Bên cạnh đó, cần tổ chức thêm các chương trình Workshop, tọa đàm, hội thảo khoa học mang tính thực tế, giúp cho sinh viên được tiếp cận kiến thức thực hành hiệu quả, thúc đẩy vấn đề ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực phát triển kiến trúc đô thị, đảm bảo rằng mỗi kiến trúc sư khi ra trường sẽ tự tin tham gia hiệu quả vào các dự án thực tế trong xã hội ngay sau khi tốt nghiệp.

Hơn nữa, hiện nay đã có rất nhiều công ty thiết kế kiến trúc đang ứng dụng AI và robot vào trong các hoạt động thiết kế của họ. Và việc ứng dụng các công nghệ này đã chứng minh rằng sẽ mang lại hiệu quả tích cực và to lớn cho các hoạt động kể trên.

Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra những thách thức đối với ngành Kiến trúc khi ứng dụng AI; robot vào các hoạt động học thuật và sản xuất và có những quan ngại về tình trạng AI và robot có thể thay thế các công việc của con người và dẫn đến tình trạng con người có thể sẽ thiếu việc làm trong tương lai. Ngoài ra; mức độ tin tưởng về các thông tin mà AI cung cấp hiện còn ở mức chưa cao. Vì vậy; cần có những nghiên cứu chuyên sâu nhằm đề xuất được những phương pháp tối ưu trong sử dụng công cụ trên.

Trước sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, yêu cầu về chất lượng của sản phẩm tư vấn kiến trúc tất yếu cũng đang tăng cao mạnh mẽ, đòi hỏi ở người kiến trúc sư ngày càng phải có nhiều kiến thức và kỹ năng đặc biệt mới như kỹ năng đồ họa, BIM, vận dụng công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường, AI… Điều này đã đặt ra các thách thức lớn cho việc đào tạo ngành Kiến trúc khi vừa phải đảm bảo kiến thức chuyên môn, vừa trang bị đủ kỹ năng cho kiến trúc sư khi ra trường.

Tuy nhiên, cũng phải nói rằng; việc đào tạo kiến trúc sư đang đứng trước ngưỡng cửa lịch sử: thay đổi như thế nào để đáp ứng các tiến bộ công nghệ mà vẫn giữ được sự sáng tạo và tính nghệ thuật của ngành? Điều này hiện nay còn quá mới mẻ và dường như chưa có một lối đi nào được coi là chắc chắn đúng, đặc biệt là khi AI có tiềm năng cách mạng hóa quy trình thiết kế kiến trúc nhưng có một số thách thức cần được giải quyết trước khi có thể tích hợp sâu hơn vào quy trình thiết kế.

Những thách thức này đã nêu bật nhu cầu tiếp tục nghiên cứu và phát triển AI cũng như sự hợp tác giữa các chuyên gia AI và kiến trúc sư cùng các đơn vị đào tạo.

Cần xây dựng bộ tiêu chí đánh giá và kiểm định chất lượng đào tạo ngành Kiến trúc

Để công tác đào tạo ngành Kiến trúc ngày càng hướng đến mục tiêu chất lượng cao, các đơn vị đào tạo lĩnh vực này cần không ngừng đổi mới chương trình đào tạo, theo sát với sự phát triển chung của xã hội, nhất là sự phát triển công nghệ toàn cầu. Đặc biệt; trong giai đoạn đào tạo cho thế hệ “gen Z” hiện nay; càng phải luôn cập nhật các hình thức đào tạo mới, đảm bảo kiến thức giáo dục hiện đại, chuyên nghiệp, linh hoạt, phù hợp với thời đại.

Ngành Kiến trúc tuy là một ngành hot nhưng rất khắc nghiệt do yêu cầu về chất lượng công việc rất cao và mức độ đào thải lớn. Mặc dù không có một con số chính thức, nhưng theo tôi, có không ít hơn một nửa số kiến trúc sư phải chuyển hướng công việc sau khi hành nghề được một thời gian do tính cạnh tranh, đào thải cao. Vậy nên, nếu nâng cao chất lượng đào tạo, cần thông qua việc chuẩn hóa chương trình và đội ngũ giảng viên mới mong ngành Kiến trúc đáp ứng tốt sứ mệnh xây dựng nước nhà trong giai đoạn hiện nay.

Các cơ sở giáo dục đại học nên có các hoạt động nâng cao niềm tin, đam mê và ngọn lửa sáng tạo của sinh viên ngành Kiến trúc.

Và để đạt điều này, bản thân các trường cần có những thay đổi mạnh mẽ và nhanh chóng hơn trong chương trình đào tạo và cơ sở vật chất thông qua thực tiễn hoạt động cũng như học hỏi các kiến thức và kinh nghiệm của các cơ sở giáo dục đại học ở các nước tiên tiến trên thế giới.

sinh viên ngành Kiến trúc
Các cơ sở giáo dục đại học nên có các hoạt động nâng cao niềm tin, đam mê và ngọn lửa sáng tạo của sinh viên ngành Kiến trúc

Qua đó, giúp cho sinh viên có đam mê, kiến thức, kỹ năng và bản lĩnh để có thể hoạt động tốt và có nguồn thu nhập cao sau khi ra trường; đồng thời có cơ hội để phát triển bản thân tốt hơn trong tương lai của mình; và hơn hết, ngành kiến trúc cần nhân lực chất lượng để nước ta có thể “sánh vai với các cường quốc năm châu” như lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy.