Những biến động trong tỷ lệ lao động ngành Kiến trúc đến năm 2030

Trước thực trạng biến động nhân sự, “khát” người lao động, nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực kiến trúc, thiết kế đang lao đao trong việc tìm kiếm lao động ngành Kiến trúc. Theo các báo cáo chỉ ra nhu cầu nhân sự lĩnh vực kiến trúc tại Việt Nam đang tăng rất nhanh. Dự báo nhu cầu nhân lực của ngành kiến trúc xây dựng tăng thêm khoảng 400.000 – 500.000 lao động mỗi năm. Số lượng lao động làm việc trong ngành xây dựng vào năm 2030 có thể đạt tới con số khoảng 12-13 triệu người.

lao động ngành Kiến trúc
Biến động trong tỷ lệ lao động ngành Kiến trúc đến năm 2030

Tuy nhu cầu là vậy nhưng thực tế các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, kiến trúc rơi vào cảnh tuyển người không ra. Đặc biệt thời điểm này khi kinh tế khó khăn, thị trường nhân sự biến động chao đảo thì việc tuyển người càng khó khăn hơn gấp bội. Tuyển người đã khó, tuyển người làm được việc lại càng không ra.

Các công ty trong lĩnh vực kiến trúc xác định rõ sự biến động này chính là thời điểm vàng để chọn được những nhân sự chất lượng, phù hợp. Đáp ứng yêu cầu tuyển dụng, ứng viên cần có nhiều kỹ năng như làm việc nhóm, lắng nghe, làm chủ được công việc và đặc biệt phải có thái độ tốt tại môi trường mới.

Ông Đoàn Tiến Đạt, Phó tổng giám đốc công ty Nam Sung đánh giá, tiềm năng của ngành xây dựng, kiến trúc là không giới hạn cùng dự đoán nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực này tại Việt Nam sẽ còn tăng rất cao trong những năm tới.

Theo ông Đạt, đối với sinh viên mới ra trường rất khó để đòi hỏi kinh nghiệm chuyên sâu. Nhưng có nhiều yếu tố các bạn có thể chuẩn bị cho mình bên cạnh kiến thức chuyên môn gồm các kỹ năng như ngoại ngữ, tin học, làm việc nhóm, biết lắng nghe và trách nhiệm cao trong công việc.

ao đao trong việc tìm kiếm lao động ngành Kiến trúc
Lĩnh vực kiến trúc, thiết kế đang lao đao trong việc tìm kiếm lao động ngành Kiến trúc

Trên thị trường, mức lương trung bình cho vị trí nhân viên thiết kế, kỹ sư xây dựng tại Việt Nam ở mức 15 – 25 triệu đồng. Với những người có kinh nghiệm, mức lương có thể cao hơn nhiều lần mức bình quân nói trên.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia nhân sự, để tìm được những “hạt giống vàng” có thể trả mức lương cao không dễ, nhất là khi chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này hiện chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Lâu nay, rất nhiều doanh nghiệp buộc phải tuyển nguồn nhân lực từ nước ngoài vào với mức chi phí cao ngất ngưởng.

Một nhà quản lý trong lĩnh vực thiết kế tại TPHCM cho hay, thời điểm nhân sự biến động phải nói chưa từng có như hiện nay là thách thức với cả doanh nghiệp lẫn người lao động, đào thải sẽ nhiều và nhu cầu tuyển mới cũng sẽ cao. Nhưng đó cũng chính là cơ hội cho những người thật sự có năng lực về ngành nghề và cũng là cơ hội để doanh nghiệp sàng lọc, chọn được người tài, người giỏi.

Tuy nhiên, không dễ để doanh nghiệp và người lao động có thể gặp nhau ở chung một điểm, dẫn đến thị trường nhân sự trong ngành nghề kiến trúc, xây dựng luôn trong tình trạng “khát” nhân lực như hiện nay.

Tỷ lệ người lao động ngành Kiến trú
Tỷ lệ người lao động ngành Kiến trúc qua đào tạo ở Việt Nam đạt khoảng 65%

Theo đánh giá, tỷ lệ nhân lực ngành Kiến trúc qua đào tạo ở Việt Nam đạt khoảng 65%. Mục tiêu đến năm 2030 là tăng tỷ lệ lao động ngành kiến trúc xây dựng qua đào tạo đạt mức khoảng 75%.