Cơ hội nghề nghiệp
Công việc tiềm năng cho ngành Kiến trúc
Kiến trúc của một xã hội hay một thời kì là tấm gương phản chiếu chính xác nhất về xã hội hay thời kì đó. Một xã hội phát triển là xã hội có một nền Kiến trúc đạt đến những thành tựu nhất định. Chính vì lẽ đó, bất cứ quốc gia nào cũng luôn cố gắng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kiến trúc; theo đó ngành Kiến trúc được quan tâm nhiều hơn. Dưới đây sẽ là những công việc tiềm năng cho ngành Kiến trúc.
Thiết kế đô thị và Kiến trúc sư cảnh quan
Thiết kế đô thị và cảnh quan hiện nay đang là một trong những nghề “hot” nhất trong lĩnh vực kiến trúc. Các kiến trúc sư cảnh quan là người tạo ra những không gian nghệ thuật trong mỗi công trình xây dựng. Đây là ngành nghề quan trọng trong các lĩnh vực dịch vụ như du lịch, nhà hàng, khách sạn. Các công trình công cộng như bảo tàng, công viên, khu giải trí cũng rất cần sự tham gia của các kiến trúc sư cảnh quan.
Kiến trúc sư công trình
Ngày nay, khi các tòa nhà xuất hiện ngày một nhiều cũng là lúc kiến trúc sư công trình ngày càng bận rộn. Vì thế mà nhu cầu cho chuyên ngành này ngày càng cao. Sự khác biệt của kiến trúc sư công trình và kiến trúc sư là quy mô và cách phối hợp không gian. Quy mô và tính ứng dụng công cộng tạo ra độ khó của kiến trúc công trình.
Các công trình lớn hiện nay yêu cầu rất cao về kiến trúc độc đáo, tạo ra không gian sử dụng thông minh mà không kém phần tiện ích. Chính điểm này đã thể hiện được sức hút đặc trưng của kiến trúc công trình.
Kiến trúc sư nội thất
Ngành Kiến trúc Nội thất hiện nay đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới trẻ. Không chỉ là thiết kế ra những nội thất thông minh, độc đáo. Việc kết hợp chúng một cách nghệ thuật mà tiện dụng trong không gian thực tế cũng là công việc của kiến trúc nội thất. Lĩnh vực này ứng dụng ở rất nhiều không gian. Từ không gian công cộng đến nhà ở, tất cả đều ưa chuộng các kiến trúc nội thất nổi bật.
Quy hoạch đô thị/Quy hoạch vùng
Quy hoạch đô thị hay quy hoạch vùng là một công việc mang tính hành chính hơn. Người làm trong lĩnh vực quy hoạch sẽ không chỉ là người hiểu về kiến trúc. Họ được yêu cầu thêm những kiến thức về xây dựng nói chung. Ngoài ra, bất động sản, pháp luật về đất đai, tư duy phát triển đô thị… cũng rất quan trọng. Vai trò của các nhà quy hoạch trong thực tiễn có rất nhiều giá trị trong lĩnh vực xây dựng và kiến trúc.
Kỹ sư thiết kế điện
Hệ thống điện hiện nay cũng ngày càng được yêu cầu cao hơn. Mọi người đang dần chú trọng một hệ thống điện đa chức năng, tiện ích, đảm bảo quy chuẩn nhưng không thiếu sáng tạo. Hơn nữa, với sự phát triển của kiến trúc, thiết kế điện cũng có rất nhiều thay đổi. Những kỹ sư thiết kế điện phải thay đổi và hòa hợp hệ thống điện với những kiến trúc độc lạ, mới mẻ.
Trên đây là những ngành nghề đầy tiềm năng dành cho sinh viên ngành Kiến trúc. Hy vọng với những thông tin về “sinh viên ngành Kiến trúc ra trường làm gì?” mà chúng tôi cung cấp trên đây, các bạn sinh viên đã có được cái nhìn đúng đắn nhất về tương lai, xác định cho mình con đường sự nghiệp tương lai.
Pingback: Học ngành Kiến trúc có tương lai không? | Ngành Kiến trúc