Những sự thật về ngành Kiến trúc mà bạn nên biết

Để trở thành một kiến trúc sư là một quá trình dài và nhiều khó khăn. Một số người thành công rất sớm, nhưng cũng có những trường hợp phải cố gắng rất nhiều. Một sự nghiệp kiến trúc thành công đồng nghĩa với những hy sinh sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại trước khi dấn thân vào nghề này. Tuy nhiên, nếu bạn đủ đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn. Dưới đây sẽ là những sự thật về ngành Kiến trúc mà bạn nên biết.

sự thật về ngành Kiến trúc
Những sự thật về ngành Kiến trúc mà bạn nên biết

Dưới đây là một số thực tế khắc nghiệt mà các kiến trúc sư sẽ gặp phải:

1. Nhận những lời chỉ trích/chê bai sau khi bạn đã dồn hết công sức, thời gian để làm việc chăm chỉ. Rất nhiều sinh viên ngành Kiến trúc bỏ học sau năm đầu tiên vì lý do này.

2. Nếu bạn dấn thân vào kiến trúc vì yêu thích hình ảnh “hào nhoáng” của kiến trúc sư ngoài xã hội, hãy từ bỏ ngay bây giờ! Cái danh xưng kiến trúc sư không đáng với những khó khăn bạn sẽ gặp phải. Hãy làm chỉ khi bạn đam mê nghề nghiệp này.

3. Thu nhập của kiến trúc sư thấp! Số tiền đó sẽ theo bạn ít nhất là cho đến khi bạn có giấy phép hành nghề và có nhiều kinh nghiệm, khoảng 5 đến 10 năm sau khi tốt nghiệp đại học.

4. Đừng nghĩ bạn sẽ sẽ trở thành ngôi sao sau khi vừa tốt nghiệp! Ở trường đại học, bạn tự giải quyết tất cả vấn đề, thiết kế và đưa ra quyết định. Nhưng hành nghề ngoài thực tế không như vậy. Bạn sẽ triển khai ý tưởng của người khác trong một thời gian dài trước khi có thể thực hiện ý tưởng của riêng mình.

5. Bạn phải giỏi môn Toán. Nếu không thì bạn sẽ gặp nhiều khó khăn sau này, vì Toán học và Thống kê Số học là một phần quan trọng của công việc kiến trúc sư.

Thu nhập ngành Kiến trúc
Thu nhập của kiến trúc sư

6. Những nhà thầu là người thực sự khó nhằn! Họ có biệt tài tìm ra lỗi trong bản vẽ của bạn để kiếm được nhiều tiền nhất có thể.

7. Bạn nghĩ mình có thể lười biếng khi có tài năng? Hãy suy nghĩ lại đi. Những đồng nghiệp kém tài năng nhưng làm việc chăm chỉ hơn sẽ vượt xa bạn.

8. Quảng cáo rộng rãi trước khi được cấp giấy phép hành nghề có thể khiến bạn gặp rắc rối. Bạn chịu trách nhiệm pháp lý rất lớn khi công việc kiến trúc liên quan đến sự an toàn và phúc lợi của mọi người.

9. Khách hàng đôi khi không trả tiền cho bạn; một số người khác có thể đánh cắp ý tưởng của bạn; nhà thầu sẽ lừa khách hàng của bạn nhiều tiền hơn và đổ lỗi cho bạn vì điều đó. Công việc của kiến trúc sư có thể không được coi trọng hoặc tệ hơn, nó có thể bị gác lại sau khi bạn đã dành hết công sức cho nó.

10. Kiến trúc không cho phép bất kì sai sót nào. Vì rốt cuộc, bạn đang chịu trách nhiệm cho sự an toàn và hạnh phúc của mọi người.

thông tin về ngành Kiến trúc
Những thông tin về ngành Kiến trúc

Bên cạnh những thông tin về ngành Kiến trúc được nói đến ở trên thì vẫn có những trường hợp các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm ngay cũng như có mức thu nhập khá tốt. Chỉ cần bạn có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp thì mọi doanh nghiệp đề tạo điều kiện tốt nhất cho bạn. Chúc bạn thành công.