Cơ hội nghề nghiệp
Mức thu nhập của ngành Kiến trúc theo thứ hạng
Theo như quy định từ năm 2016; Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BXD-BNV mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành Kiến trúc – xây dựng. Bài viết này sẽ cho ta biết mức thu nhập của ngành Kiến trúc được xếp theo thứ hạng như thế nào?
Theo đó nhóm chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư được xếp theo 3 hạng gồm: Kiến trúc sư hạng I Mã số: V.04.01.01; Kiến trúc sư hạng II Mã số: V.04.01.02; Kiến trúc sư hạng III Mã số: V.04.01.03.
Kiến trúc sư hạng I
Theo thông tư; Kiến trúc sư hạng I cần đáp ứng những yêu cầu về trình độ đào tạo và bồi dưỡng như sau: Người Kiến trúc sư hạng I phải có trình độ đại học chuyên ngành Kiến trúc; quy hoạch xây dựng trở lên phù hợp với phạm vi thực hiện nhiệm vụ.
Ngoài ra; trình độ ngoại ngữ phải đạt bậc 4 trở lên theo quy định tại thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định với chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư hạng I.
Kiến trúc sư hạng II
Với Kiến trúc sư hạng II; Thông tư quy định: phải có trình độ đại học chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch xây dựng trở lên phù hợp với phạm vi thực hiện nhiệm vụ. Trình độ ngoại ngữ đạt bậc 3 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT; đồng thời trình độ tin học phải đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT; tương tự như Kiến trúc sư hạng I, người Kiến trúc sư hạng II phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Kiến trúc sư hạng II.
Kiến trúc sư hạng III
Những yêu cầu cần có đối với người Kiến trúc sư hạng III: Có trình độ đại học chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch xây dựng phù hợp với phạm vi thực hiện nhiệm vụ; trình độ ngoại ngữ phải đạt từ bậc 2 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT; có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT. Đồng thời, có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Kiến trúc sư hạng III.
Về cách thức xếp lương; Thông tư đã nêu rõ, các chức danh nghề nghiệp Kiến trúc sư quy định tại Thông tư liên tịch này được áp dụng bảng lương chuyên môn; nghiệp vụ đối với cán bộ; viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 204/2014/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Cụ thể; với chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư hạng I được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3, nhóm A.1 (từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00). Chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư hạng II được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm A2.1 (từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78). Còn đối với chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư hạng III được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98).
Từ bài viết trên, ta có thể biết được mức lương ngành Kiến trúc là bao nhiêu dựa trên thứ hạng của kiến trúc sư đó. Việc xếp thứ hạng cho kiến trúc sư nhằm bảo đảm sự công bằng cũng như phân nhóm kiến trúc sư theo những công việc phù hợp. Nếu bạn muốn cơ hội việc làm ngành Kiến trúc rộng mở cùng mức lương hậu hỉnh thì chỉ có thể cố gắng trau dồi kiến thức của bản thân.