Những lưu ý sinh viên ngành Kiến trúc mới ra trường phải biết

Bước vào ngưỡng cửa đại học là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời mỗi con người và khi tích lũy đủ đầy kiến thức; những cô cậu sinh viên sẽ phải bước qua một cánh cửa khác. Đó là cánh cửa sự nghiệp. Bạn sẽ phải đối mặt với những khó khăn, thử thách đang đón chờ phía trước; bạn phải chuẩn bị sẵn sàng hành trang, tâm thế và hơn hết là sự quyết tâm và cả niềm đam mê. Vậy những lưu ý sinh viên ngành Kiến trúc mới ra trường phải biết là gì?

sinh viên ngành Kiến trúc mới ra trường
Những lưu ý sinh viên ngành Kiến trúc mới ra trường phải biết

“Cháy hết mình” với đam mê

Muốn làm tốt một công việc nào đó; điều căn bản là bạn làm công việc đó vì yêu thích, vì đam mê. Bởi lẽ; một Kiến trúc sư sẽ phải đón nhận rất nhiều áp lực từ các yêu cầu khắt khe của khách hàng, thời gian hoàn thành công việc, nhiệm vụ đặt ra của sếp,… Do vậy; nếu không có lòng đam mê thì bạn khó có thể gắn bó lâu dài cũng như phát huy hết tiềm năng của bản thân đối với công việc đó. Đây là một cuộc hành trình gian khổ nhưng cũng rất xứng đáng.

Hãy có trách nhiệm với thời gian

Thời gian là một trong những thước đo để xem xét hiệu quả công việc của một người nhân viên. Trong bất kỳ lĩnh vực nào; giải quyết các công việc ra sao thì bạn cũng phải tận dụng hết thời gian mà mình đang có để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Chỉ cần tiến độ công việc chậm trễ sẽ ảnh hưởng đến các đánh giá mà cấp trên dành cho bạn cũng như độ tin tưởng mà khách hàng giao phó.

Nếu bạn có cách làm việc thông minh; có thể hoàn thành các công việc được uỷ thác mà không cần làm thêm giờ tại văn phòng; điều này phục thuộc hoàn toàn vào hiệu suất của bạn. Do vậy; hãy làm những bước cần thiết để thực hiện mục tiêu của bạn và thậm chí hoàn thành trên cả mong đợi.

Công việc của ngành Kiến trúc
Công việc của ngành Kiến trúc

Không ngừng học hỏi mỗi ngày

Tri thức là vô hạn. Công việc của ngành Kiến trúc là thiết kế không gian; bạn phải không ngừng học hỏi, mở mang thêm kiến thức để bắt kịp xu hướng thời đại. Ngoài tiếp thu kiến thức từ sách vở, công nghệ thì việc học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước là điều hết sức quan trọng. Thường xuyên cập nhật thông tin, đọc nhiều hơn và học được từ thành công và thất bại của người khác.

Cân nhắc hành động và điều chỉnh thái độ hợp lý

Ngoài năng lực chuyên môn thì kỹ năng giao tiếp; điều chỉnh thái độ, hành động là điều hết sức quan trọng. Để duy trì các mối quan hệ giữa nhân viên với nhân viên, nhân viên với sếp được “dĩ hòa vi quý” thì trong từng lời nói và hành động bạn cần cân nhắc thật kỹ, có những cách cư xử sao cho phù hợp.

Đón nhận thất bại

Cuộc đời không phải lúc nào cũng là màu hồng; sẽ có đôi lúc là gam màu xám xịt bởi những thất bại hay vấp ngã trong công việc, tình yêu, tình bạn. Đối với sự nghiệp; thất bại đôi ba lần thì bạn mới có thể trưởng thành và đúc rút cho mình nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên; đừng phạm phải 2 lần trong cùng 1 sai lầm. Hãy nhớ thất bại là để tiến bộ hơn. Mọi chuyện có thể sẽ không dễ dàng nhưng hãy là chính bạn; cứ thử kiên nhẫn và tiếp tục nỗ lực vì những thành quả bạn sẽ đạt được trong tương lai.

Thông tin cho sinh viên ngành Kiến trúc
Thông tin cho sinh viên ngành Kiến trúc mới ra trường

Từ những chia sẻ trên; mong rằng các bạn sinh viên ngành Kiến trúc mới ra trường đã có cho mình được những thông tin quý giá, hỗ trợ tốt cho con đường sự nghiệp sau này. Chúc các bạn thành công.