Kiến thức kỹ năng
Lời khuyên cho người học Kiến trúc Nội thất
Không giống như Thiết kế Nội thất; Kiến trúc Nội thất còn là một ngành khá mới đối với giới trẻ nói chung; Mặc dù còn chưa có nhiều đất “thể hiện” ở Việt Nam song trên thế giới đây là một trong những công việc đang rất được ưa chuộng. Nếu bạn đang có ý định thử thách bản thân với ngành học mới mẽ này thì hãy cùng lắng nghe một vài lời khuyên dành cho người học Kiến trúc Nội thất dưới đây nhé.
Kiến trúc Nội thất: không phải có năng khiếu mới học được, chỉ là có năng khiếu sẽ thuận lợi hơn
Nghề Kiến trúc Nội thất là công việc thiết kế không gian ở; đây là một giải pháp cụ thể về không gian để đáp ứng các nhu cầu khác nhau với không gian đó’ và khi nó đã là giải pháp thì tất yếu cần có những quy tắc; kiến thức và công thức nhất định mà người học phải ghi nhớ và vận dụng; không nhất thiết phải có năng khiếu.
Ngoài ra; Kiến trúc Nội thất không chỉ dựa hoàn toàn vào yếu tố mỹ thuật mà nó còn bao gồm cả yếu tố kỹ thuật. Nhiều nghiên cứu khoa học đã nhận thấy rằng: những người có năng khiếu mỹ thuật lại thường rất kém về tư duy logic, cò ngược lại, với người không mạnh về các năng khiếu thẩm mỹ lại rất mạnh trong việc phân tích, lập luận, đánh giá,… Chính vì lẽ đó, có năng khiếu hay trong có năng khiếu thì cơ hội với công việc Kiến trúc Nội thất của họ là như nhau.
Hai yếu tố quan trọng của Kiến trúc Nội thất là Mỹ thuật và Kỹ thuật
Như đã nói ở trên; Mỹ thuật và Kỹ thuật là hai yếu tố gần như là quan trọng như nhau. Mỹ thuật mang lại vẻ đẹp cho không gian thông qua các yếu tố: bố cục, màu sắc, hình khối còn Kỹ thuật là bao gồm toàn bộ những phương thức sử dụng các thiết bị để hỗ trợ tạo nên cái gọi là Mĩ thuật, chẳng hạn như: sử dụng các công cụ, các phần mềm thiết kế, am hiểu về tính chất của từng loại vật liệu để sử dụng hiệu quả nhất, có kiến thức về màu sắc và cách thức phối màu để tạo ra sự hài hòa cho không gian được thiết kế,…
Đa phần những người học trong ngành Kiến trúc Nội thất trong quá trình học tập đều không thể cùng lúc được đào tạo hoàn hảo hai kĩ năng này; nên ngay từ đầu nếu bạn đã xác định theo đuổi nghề nghiệp này thì cần phải luôn tự trau dồi cho mình cả hai kĩ năng trên.
Kiến trúc Nội thất không dành riêng cho nam giới, chỉ là nam giới sẽ có nhiều thuận lợi hơn nữ giới mà thôi
Nhìn một cách tổng thể thì khả năng mỹ thuật của nam và nữ là như nhau. Nhiều người vẫn còn quan niệm rằng những công việc thiên về mặt kỹ thuật như Kiến trúc Nội thất hay nội thất, xây dựng thì nữ giới không thể làm tốt bằng nam giới; nhưng trên thực tế không có lý thuyết nào chứng minh rằng nữ giới không có khiếu thẩm mỹ như nam giới hay những công việc về mảng kỹ thuật nữ giới sẽ ít có khả năng quán xuyến được,…
Trái lại; sự chăm chỉ, siêng năng vốn có ở phái nữ lại là một điểm cộng rất lớn, có thể san bằng mọi sự chênh lệch. Hy vọng trong tương lai; với sự phát triển của xã hội cũng sẽ kéo theo quan điểm của con người trở nên cởi mở hơn, thông thoáng hơn; mở ra nhiều cơ hội làm việc hơn cho các bạn nữ đam mê công nghệ và các công việc thiết kế.
Nghề Kiến trúc Nội thất có nhàn hay không?
Phải khẳng định rằng công việc về xây dựng, kiến trúc hay thiết kế chưa bao giờ là nhàn rỗi cả. Nhiều người lầm tưởng rằng; những công việc như Kiến trúc Nội thất chỉ là việc thiết kế và sáng tạo trên các bản vẽ nhưng bên cạnh đó người làm Kiến trúc Nội thất còn phải đảm đương ở nhiều vị trí khác:
– Khảo sát thực trạng công trình ban đầu
– Lắng nghe yêu cầu của khách hàng
– Lên kế hoạch, tạo bảng phác họa và tư vấn để nhận được sự thống nhất với khách hàng
– Bố trí mặt bằng
– Phác thảo bảng vẽ và nhận phản hồi của khách hàng
– Dần hoàn thiện bảng vẽ theo yêu cầu của khách hàng
– Chốt bảng vẽ thiết kế 3D
– Tư vấn với khách trong việc chọn lựa vật liệu
– Lên bảng vẽ kỹ thuật
– Tính khối lượng để lập dự toán
– Lựa chọn phương án và kế hoạch thi công
– Giám sát quá trình sản xuất
– Giám sát thi công
– Theo dõi bảo hàng sau thi công
Vẫn còn rất nhiều lời khuyên bổ ích khác dành cho người học Kiến trúc Nội thất nhưng một vài điều ở trên cũng phần nào giúp bạn hình dung được về công việc này cần gì và nên làm gì. Nếu có đam mê với chuyên ngành Kiến trúc này bạn nên chuẩn bị sẵn sàng ngay từ đầu, tìm hiểu, tích lũy cho mình một vốn kiến thức kha khá, điều này sẽ giúp bạn tiến xa hơn với công việc nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thử thách này.