Những nền móng đầu tiên của Kiến trúc Việt

Sau khi giải phóng miền Nam – thống nhất đất nước; xã hội Việt Nam bắt đầu có nhiều chuyển biến quan trọng. Để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa của mình; Thực dân Pháp không chỉ đánh vào việc khai thác cùng kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động rẻ mạt mà còn huy động nguồn nhân lực có học vấn, được đào tạo về phục vụ cho chính quyền Thực dân. Cũng chính vì lý do đó; nền giáo dục phổ thông, dạy nghề, cao đẳng kỹ thuật được đẩy mạnh.

Trong 2 năm 1906 và 1908 liên tiếp Nhà học chính Đông Dương và trường Đại học Đông Dương được thành lập. Theo đó; văn hóa Pháp đến với người Việt tạo nên tiếp xúc văn hóa mạnh mẽ giữa hai trường phái: Tây – Ta.

Trường Đại học Đông Dương
Trường Đại học Đông Dương

Năm 1920; họa sĩ người Pháp Victor Tardieu (1876-1937) đến Việt Nam để nhận trang trí một bức tranh tường cỡ lớn cho trường Đại học Đông Dương. Đến đây ông có cơ hội tiếp xúc với nhiều nghệ sĩ bản xứ đang ấp ủ mơ ước đổi mới nền mỹ thuật dân tộc, tìm kiếm hướng đi mới theo kiểu phương Tây.

Chính từ những lý do trên; Victor Tardieu đã vận động Chính phủ Pháp và Chính quyền Đông Dương xin phép được thành lập một trường Mỹ thuật. Theo đó; sau Nghị định ngày 27/10/1924 của Toàn Quyền Đông Dương; trường Mỹ thuật Đông Dương được thành lập. Khoa Kiến trúc được thành lập là một khoa thuộc trường Mỹ thuật Đông Dương từ Nghị định 01/10/1926.

Là nghệ sĩ có tư tưởng tiến bộ; V.Tardieu vượt qua mọi tư tưởng hẹp hòi của chủ nghĩa Thực dân. Trong 12 năm đương nhiệm chức vị hiệu trưởng V.Tardieu đã xây dựng nhà trường thành trung tâm đào tạo các họa sĩ, các nhà điêu khắc và Kiến trúc sư cho Việt Nam với chương trình học đào tạo của Trường Mỹ thuật Quốc gia Paris; chương trình giáo dục hiện đại. Khóa đầu tiên của trường khai giảng vào tháng 11/1925 với 12 sinh viên tuyển từ 270 thí sinh toàn Đông Dương trong đó thì: 10 sinh viên hội họa và 2 sinh viên Kiến trúc.

Một cuộc họp mặt KTS Trường Mỹ thuật Đông Dương ở Hà Nội
Một cuộc họp mặt KTS Trường Mỹ thuật Đông Dương ở Hà Nội

Kế nhiệm Victor Tardieu, từ năm 1942 nhà điêu khắc Evariste Ronchere lên làm hiệu trưởng; chủ yếu đẩy mạnh đào tạo kiến trúc sư thực hành, với mục đích chính là kiến trúc sư Pháp tìm ý tưởng để kiến trúc sư Việt vẽ kỹ thuật. Đối với nhóm đào tạo họa sĩ; vì chuyên sản xuất mỹ nghệ nên được chia thành hai trường riêng biệt: Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương trong đó có khoa Kiến trúc và trường Mỹ nghệ thực hành Đông Dương. Từ đây chương trình đào tạo có nhiều thay đổi; khác nhiều so với giai đoạn đầu khi mới thành lập.

Trong 20 năm hoạt động (từ 1925 đến 1945) Trường Mỹ thuật Đông Dương sau đổi thành trường Cao đẳng Đông Dương đã tổ chức được 18 khóa đào tạo, trên 150 sinh viên ngành Mỹ thuật và 50 sinh viên ngành Kiến trúc được tốt nghiệp.

Các KTS dự hội nghị KTS Việt Nam lần thứ II, ngày 26,27 – 4 – 1975
Các KTS dự hội nghị KTS Việt Nam lần thứ II, ngày 26,27 – 4 – 1975

Những sinh viên đang theo học thì bị trì hoãn do đất nước có chiến tranh; về sau họ được làm đồ án tốt nghiệp hoặc được tiếp tục theo học ở vùng kháng chiến Việt Bắc, ở Sài Gòn hoặc thủ đô Paris. Phần lớn học đã trở thành kiến trúc sư và có nhiều đóng góp cho nền kiến trúc Việt Nam. Nhắc đến những lứa kiến trúc sư đầu tiên ta không thể bỏ qua: KTS Nguyễn Cao Luyện, KTS Ngô Huy Quỳnh, KTS Hoàng Linh,…

Từ cơ sở trường Mỹ thuật Đông Dương; kiến trúc Việt Nam đặt những nền móng đầu tiên cho sự hình thành và phát triển sau này. Dựa theo những giáo trình của Pháp các kiến trúc sư Việt không chỉ tiếp thu mà còn chuyển hóa nó cho phù hợp với văn hóa Á Đông của người Việt. Hơn 100 năm hình thành và phát triển từ những bước đi chập chững đầu tiên; đến nay nền kiến trúc Việt đã có cho mình những thành tựu đáng ngưỡng mộ và tin rằng trong tương lai Kiến trúc Việt sẽ còn vươn xa hơn trên trường Quốc tế.