Kiến thức kỹ năng
Các nhà tuyển dụng mong đợi điều gì ở một sinh viên Kiến trúc mới ra trường?
Theo thống kê hiện nay; mỗi năm có khoảng 1000 sinh viên ngành Kiến trúc ra trường; bổ sung một số lượng lớn kiến trúc sư cho các tỉnh thành trong cả nước. Tuy nhiên; thực tế lại cho thấy số lượng kiến trúc sư có việc làm lại không nhiều. Phần lớn là do những kiến trúc sư này chưa đáp ứng được các nhu cầu mà nhà tuyển dụng để ra. Vậy những nhà tuyển dụng đang thực sự mong đợi điều gì ở một sinh viên Kiến trúc mới ra trường?
Kiến thức
Dù học ở ngành nào; định hướng công việc ra sao thì công việc thực tế vẫn đòi hỏi khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn đã học vào công việc thực tiễn; khả năng nghiên cứu phát huy tính sáng tạo chủ động trong công việc. Ngành Kiến trúc có chuyên môn cơ bản được chia thành 2 loại sau:
– Kiến thức cứng (mang tính quyết định): nắm vững các nguyên lý thiết kế, nguyên lý cấu tạo để thiết kế các công trình kiến trúc, quy hoạch; đọc, hiểu và triển khai ý đồ, bản vẽ kỹ thuật đúng, đầy đủ, chính xác theo quy định (đặc biệt cần đối với kiến trúc sư chủ trì và triển khai thiết kế);
– Kiến thức mềm (mang tính bổ trợ): vật lý kiến trúc, hình họa, kinh tế xây dựng, kỹ thuật điện, nước …
Trong công việc thực tế; kiến trúc sư nắm giữ vai trò rất quan trọng; vừa là chủ trì công trình kiến trúc vừa là khớp nối cho các bộ phận khác do đó; bên cạnh những kiến thức cứng được trau dồi trên ghế nhà trường những kiến trúc sư còn phải có cho mình một số lượng kiến thức mềm vừa đủ để có thể hỗ trợ công việc Kiến trúc một cách hoàn hảo nhất, chủ động nhất.
Kỹ năng
Khi nền kinh tế được đề cao cũng là lúc những kỹ năng trong công việc được coi trọng hơn bao giờ hết bởi; chúng đóng vai trò hỗ trợ và quyết định sự thành bại trong công việc của một kiến trúc sư. Những kỹ năng chuyên môn đối với người Kiến trúc sư gồm có:
– Kỹ năng cứng: khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm tin học chuyên ngành: autocad, photoshop, 3D MAX, corel draw, powerpoint…
– Kỹ năng mềm: kỹ năng thuyết trình báo cáo; kỹ năng tư duy, quan sát , sáng tạo, chủ động trong công việc, kỹ năng làm theo nhóm, khả năng quản lý công việc; kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp.
Đối với một kiến trúc sư mới ra trường; kỹ năng cứng là yếu tố không thể thiếu; hầu như mọi doanh nghiệp đề yêu cầu người kiến trúc sư khi làm việc phải thành thạo các phần mềm autocad, photoshop, 3D MAX. Có thể nói đây là điều kiện tiên quyết để được tuyển dụng.
Ngoài ra; ngành Kiến trúc là một ngành khác đặc thù; chuyên về các hoạt động tư vấn, giao dịch, thuyết trình để có thể thuyết phục các khách hàng, chủ đầu tư,… Khi có một kỹ năng mềm tốt kiến trúc sư có thể nhanh chóng đáp ứng được các yêu cầu mà công việc đề ra; giúp đảm bảo khả năng thành công cho dự án cũng như khả năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Thái độ làm việc
Dù bạn đang làm bất cứ công việc nào; thái độ làm việc cũng được đặc biệt quan tâm. Nó có thể phản ánh chính xác đến 90% năng lực và tính cách của mỗi cá nhân; do đó việc đặt tiêu chí thái độ làm việc ngang với kiến thức, kỹ năng cũng là điều dễ hiểu. Khi mới bắt đầu làm việc; thái độ cần nhất chính là sự chuyên nghiệp cao, tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, không ngại khó khăn và dám chịu trách nhiệm trước những quyết định của bản thân.
Thái độ làm việc sẽ quyết định sự thành công trong những công việc bạn được giao; sau đó chính là sự thành công trong sự nghiệp của bản thân một kiến trúc sư.
Đối với mỗi sinh viên Kiến trúc mới ra trường; chỉ cần bạn có thể trang bị cho mình đầy đủ những yếu tố trên việc tìm kiếm công việc phù hợp là điều hoàn toàn không khó. Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ rất hài lòng nếu có thể tuyển được một kiến trúc sư như vậy.