Cơ hội nghề nghiệp
Làm sao để không thất nghiệp với ngành Kiến trúc?
Thực trạng sinh viên ngành Kiến trúc thất nghiệp sau khi ra trường không ít khiến cho không ít thí sinh chùn bước và từ bỏ ước mơ của mình. Thế nhưng; đó là một sai lầm. Bạn có biết; nhân lực ngành kiến trúc đang thực sự thiếu hụt nhưng bạn vẫn thất nghiệp một phần là do chính bản thân bạn; kỹ năng của bạn không đáp ứng tốt yêu cầu nhà tuyển dụng. Cùng tham khảo một số bí quyết làm sao để không thất nghiệp với ngành Kiến trúc nhé!
Vì sao sinh viên Kiến trúc thất nghiệp?
Nhiều sinh viên kiến trúc sau khi ra trường và hối hả nộp hồ sơ với lòng nhiệt huyết cao độ; nhưng lại nhanh chóng thất vọng sau vài lần im hơi lặng tiếng của các công ty tuyển dụng. Các bạn nhanh chóng chán nản; than thân trách phận và bắt đầu cho rằng nghề kiến trúc rất khó kiếm việc làm. Nhưng thực tế; nhiều công ty tuyển dụng cho hay; họ vẫn rất cần những kiến trúc sư có năng lực thật sự; dù số lượng sinh viên kiến trúc ra trường hằng năm nhiều nhưng kiến thức và kỹ năng còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu công việc.
Sở dĩ có tình trạng này; bởi vì nhiều lý do như sinh viên ngành Kiến trúc học tập một cách đối phó để nhận được tấm bằng tốt nghiệp nên dẫn đến nắm không vững kiến thức, kỹ năng. Hơn nữa; các bạn sinh viên không biết định hướng rõ rệt về công việc mình sẽ làm sau này nên không lựa chọn cho mình một hướng đi ngay từ khi còn trên ghế giảng đường; dẫn đến mảng nào cũng biết nhưng không giỏi về một mảng cụ thể để làm thế mạnh.
Bên cạnh đó, trong thời đại công nghệ phát triển; những sinh viên chỉ chú tâm vào ngành học mà quên mất việc trau dồi các kiến thức về công nghệ hỗ trợ, các kỹ năng mềm,…sẽ không thể lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng.
Bí quyết không thất nghiệp với ngành Kiến trúc
Sinh viên ngành Kiến trúc cần có những kỹ năng cần thiết để tránh thất nghiệp
Với những lý do dẫn đến thất nghiệp nêu trên và để tránh vấp phải; sinh viên ngành Kiến trúc phải tự tạo điểm nhấn cho hồ sơ của mình xin việc của mình ngay từ khi bước chân vào môi trường đại học.
-
Tìm hiểu kỹ về các mảng công việc ngành Kiến trúc
Dẫu biết rằng; bạn yêu thích vẽ vời, bạn thích kết cấu các kiến trúc, thích thiết kế và lựa chọn ngành Kiến trúc. Đúng; ngành kiến trúc sẽ giúp bạn thực hiện sở thích của mình. Nhưng để nghề nghiệp yêu thích nuôi sống được bản thân thì bạn cần phải tìm hiểu kĩ hơn các mảng công việc ngành Kiến trúc và định hướng cho mình một lĩnh vực sẽ gắn bó để có sự đầu tư kiến thức cũng như kỹ năng hợp lý.
Một số lĩnh vực ngành nghề của ngành Kiến trúc:
- Kiến trúc sư thiết kế, triển khai dự án: thiết kế công trình, thiết kế nội thất,…
- Quản lý dự án: Đảm bảo dự án thực hiện đúng bản vẽ, đúng kỹ thuật.
- Nghiên cứu, giảng dạy tại các viện nghiên cứu, các trường đại học,…
-
Tập trung trau dồi kiến thức chuyên môn
Tất nhiên; làm ở bất kỳ ngành nghề nào bạn cũng cần phải có chuyên môn vững chắc là yếu tố tiên quyết. Bởi chính chuyên môn góp phần chủ yếu vào sự thành công trong công việc. Bạn hãy nhớ; các công ty tuyển dụng không quan tâm bạn đã học trường nào, bảng điểm bạn tốt ra sao; điều họ quan tâm là bạn có những kiến thức mà họ cần hay không; bạn có thể thực hiện được công việc tại công ty họ hay không thôi.
Chính vì thế; đừng có tư tưởng học vì bằng cấp nhé; hãy học với tư tưởng dung nạp kiến thức cho bản thân là chính. Kiến thức chẳng bao giờ là thừa; nên biết càng nhiều càng tốt.
Một số phương pháp rèn luyện kiến thức:
- Chăm chỉ trong các buổi lên lớp, bởi vì ở đó; giảng viên sẽ giảng dạy kiến thức mới cho bạn và bạn có thể nhờ thầy cô giải đáp những điều mình thắc mắc. Hãy mạnh dạn hỏi thầy cô; bởi thầy cô rất vui vì sự ham học hỏi của bạn và thầy cô cũng là những người định hướng cho bạn những kiến thức quan trọng bạn cần phải nắm; thay vì tìm hiểu một cách mông lung.
- Hãy đến thư viện thường xuyên. Ở đó; bạn sẽ tìm thấy rất nhiều tài liệu hữu ích; bổ sung cho kiến thức ngành học của mình. Vì chỉ giáo trình thì chưa đủ để bạn có thể hiểu cặn kẽ lượng kiến thức phục vụ công việc sau này. Hơn nữa; với không khí học tập hăng say tại thư viện, bạn sẽ tập trung cao độ và học tập tốt hơn.
- Tìm kiếm những công việc làm thêm có liên quan đến ngành học như các công việc phụ tá tại các văn phòng kiến trúc,… Mặc dù làm thêm sẽ tốn không ít thời gian và công sức của bạn nhưng tại đây bạn sẽ học hỏi được không ít điều hay ho và hình dung được công việc thực tế để rút kinh nghiệm cho những suy nghĩ phi thực tế trong quá trình học tập.
-
Phát triển các kỹ năng hỗ trợ để hoàn thiện bản thân
Để có thêm nhiều cơ hội việc làm ngành Kiến trúc thì bên cạnh kiến thức chuyên môn còn có sự đóng góp của nhiều kĩ năng khác như: thái độ làm việc; kỹ năng học hỏi; ứng dụng khoa học công nghệ; khả năng cập nhật xu hướng mới;… Do đó; bạn cần phải trau dồi thêm cho mình một số kỹ năng cần thiết:
- Kỹ năng mềm: Nâng cao kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, trình bày,…để thuận lợi hơn trong giao tiếp, ứng xử với khách hàng, đồng nghiệp. Rèn luyện tác phong, thái độ làm việc tích cực, ham học hỏi, tiếp thu ý kiến,…để tạo phong cách làm việc tự tin, chuyên nghiệp.
- Kỹ năng tin học: Với sự phát triển như vũ bão của các công cụ Công nghệ thông tin thì ngành Kiến trúc cũng được hưởng lợi không kém từ việc ra đời các phần mềm hỗ trợ vẽ kỹ thuật chuyên nghiệp. Nếu bạn không biết cách sử dụng những phần mềm chuyên ngành như autocad, photoshop, 3Ds Max,…thì bạn không thể tạo nên những sản phẩm trực quan, sinh động, bắt kịp nhu cầu thời đại, gia tăng hiệu quả trong công việc.
- Kỹ năng ngoại ngữ: Ngoại ngữ không phải là tất cả nhưng nếu bạn có khả năng về ngoại ngữ; bạn sẽ có nhiều lợi thế hơn khi làm việc với các đối tác là người nước ngoài. Vì thế; bạn phải dành thời gian rèn luyện kỹ năng ngoại ngữ cho mình một cách nghiêm túc bằng việc tự học học tham gia các khóa học ngoại ngữ, các câu lạc bộ ngoại ngữ,…
Nếu bạn ra trường với đầy đủ hành trang từ kiến thức đến kỹ năng cùng phong thái tự tin thì chẳng nhà tuyển dụng nào lại từ chối với ứng viên tiềm năng như vậy. Kiến thức làm yếu tố quan trọng song kỹ năng nghề nghiệp ngành Kiến trúc cũng vô cùng cần thiết. Hãy chuẩn bị cho tương lai ngay từ bay giờ sinh viên ngành Kiến trúc nhé!