Cơ hội nghề nghiệp
Tố chất cần có của người học ngành Kiến trúc
Với thời buổi mọi thứ bên cạnh độ bền chắc; an toàn thì cái đẹp cũng là một trong những yếu tố được đặt lên hàng đầu. Chính vì lẽ đó; không chỉ xây dựng mà kiến trúc cũng trở thành một chuyên ngành ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của các thí sinh dự thi. Nhưng lại sao vẫn có những bạn bỏ dở việc học đến vậy; liệu bạn có hợp với ngành Kiến trúc hay không? Và người học Kiến trúc cần có những tố chất nào?
Có năng khiếu vẽ
Để có thể học tốt được ngành Kiến trúc bạn phải là người thực sự có năng khiếu về vẽ. Vẽ kiến trúc không có những yêu cầu phức tạp như vẽ mỹ thuật nhưng nó đòi hỏi bạn phải có năng lực tư duy thẩm mỹ trong không gian thật tốt; nhận thức và tạo dựng được cái đẹp trong không gian. Chúng được gọi chung là tư duy thẩm mỹ; tư duy tạo hình và khả năng sáng tạo. Những yếu tố đó sẽ giúp bạn tạo nên được một tác phẩm kiến trúc cho riêng mình.
Đam mê nghệ thuật kết hợp với sự yêu thích tìm tòi, học hỏi và nỗ lực vươn lên
Để biết được bạn có thực sự phù hợp với ngành Kiến trúc hay không đó chính là bạn có niềm đam mê với những lĩnh vực nghệ thuật hay không; bạn có thật sự yêu thích học hỏi, tìm tòi và khám phá cái mới đến mức nào. Vì Kiến trúc là một nghệ khá khác biệt so với những ngành học khác; bạn không chỉ học ở trường mà bạn còn phải học trong đời sống xã hội hằng ngày, phải biết thường xuyên tìm tòi, khám phá những quy luật mới, những xu hướng hay nét đẹp mới.
Có năng khiếu với các môn tự nhiên
Không chỉ phải có khả năng sáng tạo hay con mắt thẩm mỹ; người học Kiến trúc còn cần phải có khả năng tính toán, học tốt đc các môn tự nhiên như Toán, Lý,… bởi kiến trúc không chỉ cần đẹp mà còn cần có độ chính xác tuyệt đối, tính kinh tế và sự hữu ích,…
Chịu được áp lực công việc và có kỹ năng làm việc nhóm
Kiến trúc mà môi trường công việc có tính cạnh tranh cao; vì vậy đòi hỏi họ phải thật sự bền bỉ, có kỹ năng làm việc nhóm và chịu được sức ép lớn từ công việc. Bên cạnh những công việc độc lập của bản thân; người kiến trúc sư còn phải tiếp xúc với khách hàng, làm việc với những cán bộ hay công nhân ở công trình mình đảm nhận.
Nếu thực sự yêu thích ngành Kiến Trúc và cảm thấy bản thân có những tố chất trên thì tại sao bạn còn chần chừ. Biết đâu trong một vài năm tới bạn sẽ trở thành một trong những kiến trúc sư hàng đầu Việt Nam. Hãy luôn tin tưởng vào bản thân mình bạn nhé!
Pingback: Cách tính lương dành cho Kiến trúc sư | Ngành Kiến trúc
Pingback: Chi tiết công việc của Kiến trúc sư | Ngành Kiến trúc