Kiến thức kỹ năng
Những điều mà mọi Kiến trúc sư trẻ nên biết!
Với những sinh viên kiến trúc mới ra trường hay các kiến trúc sư trẻ khi mới bước chân vào nghề và phát triển sự nghiệp là một thử thách rất khó khăn. Mỗi bước đi là một thách thức. Một số lời khuyên dưới đây có thể hữu ích cho những nhà kiến trúc sư trẻ để tiến tới thành công trong sự nghiệp của mình.
Bắt đầu sự nghiệp của bạn ngay khi có thể
Hãy luôn tìm kiếm cơ hội cho bản thân bạn được tiếp xúc với nghề kiến trúc sư càng sớm càng tốt; đặc biệt là khi bạn còn ngồi trên ghế nhà trường. Dù rằng khi mới bắt đầu, bạn chỉ như một thực tập sinh, không được giao nhiều những công trình hay dự án hấp dẫn.
Ở bất cứ vị trí nào; hãy làm một cách thật sự nghiêm túc, cố gắng chau chuốt cho những thiết kế đó một cách kỹ lưỡng. Nó là bước khởi đầu cho sự nghiệp kiến trúc sư của bạn sau này. Từ những dự án ban đầu được giao; bạn sẽ tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, kiến thức, từng bước hoàn thiện khả năng thiết kế của chính mình để đạt được những vị trí cao hơn trong tương lai.
Bằng cách tham gia vào các Khóa học thiết kế kiến trúc sinh viên kiến trúc để có thể trau dồi thêm những kinh nghiệm, kiến thức thực hành từ những công trình thực tế thứ mà bạn được thực hành rất ít trên ghế nhà trường từ nhưng kinh nghiệm thực tế này chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình hoàn thiện khả năng thiết kế.
Kiến trúc sư trẻ phải biết chấp nhận rủi ro
Trong những ngành nghề về nghệ thuật như kiến trúc, nội thất, thời trang, … nếu chỉ đi theo những bước đi an toàn, lối mòn cũ thì sẽ chẳng thể tạo ra được đột phá. Chấp nhận rủi ro để tạo ra điều khác biệt là một phần của bất kỳ lĩnh vực sáng tạo nào.
Từ những thiết kế cũ; hãy suy nghĩ lại và thiết kế lại để tạo ra những điều mới từ những điều cũ. Nói như vậy không có nghĩa rằng mọi thứ đều đòi hỏi sự đổi mới nhưng hãy cố gắng nhìn vào một vấn đề thông qua những góc độ khác nhau để tạo ra các giải pháp thú vị mà không dựa trên bất kỳ tiêu chuẩn nào. Hãy bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân để tiến đến sự đột phá cho sự nghiệp kiến trúc của bạn.
Nói lên ý kiến của chính mình
Những ý tưởng tốt nhất không bao giờ được đưa vào các dự án trừ khi chúng được lắng nghe, được trình bày và được bảo vệ. Nhiều quy trình trong các công ty và chi tiết về các dự án có thể được cải thiện nếu bạn chỉ cần chỉ ra một giải pháp tốt hơn cho những người ra quyết định. Một cải tiến luôn được đánh giá cao bởi người đứng đầu và khách hàng.
Mạng lưới đối với kiến trúc sư trẻ là chìa khóa cho sự phát triển
Bạn là một kiến trúc sư trẻ thì việc làm quen với mọi người trong cộng đồng kiến trúc, nội thất ở mọi lứa tuổi, kinh nghiệm là điều bắt buộc và quan trọng. Cơ hội kết nối với các thành viên trong hội kiến trúc sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều điều mới, kinh nghiệm hay những chia sẻ từ những người trong nghề.
Bên cạnh đó, hãy cố gắng tạo dựng mối liên hệ tốt với những khách hàng của mình. Kiến trúc là một ngành dịch vụ, dịch vụ do bạn cung cấp tốt hay không phụ thuốc vào mạng lưới quan hệ của bạn mạnh hay yếu. Một mạng lưới tốt sẽ giúp công việc của bạn suôn sẻ và phát triển, mở ra thêm nhiều cơ hội mới.
Các kiến trúc sư trẻ hãy tìm người hướng dẫn
Hãy tìm những Kiến trúc sư có kinh nghiệm và vị thế mà bạn ngưỡng mộ để họ hướng dẫn cho bạn. Đây chính là nguồn tài nguyên kiến thức vô giá. Họ sẽ giúp bạn phát triển và có thể hỗ trợ để bạn tiến xa hơn trong sự nghiệp của mình. Bạn có thể đưa ra thắc mắc, câu hỏi để họ cho bạn lời khuyên và chia sẻ kiến thức nghề nghiệp.
Chia sẻ kiến thức
Nếu bạn học được những điều thú vị bổ ích từ những kiến trúc sư khác thì việc bạn chia sẻ những gì bạn biết là con đường 2 chiều tương trợ lẫn nhau. Nếu bạn giỏi về phần mềm công nghệ hơn người khác, hãy chia sẻ bí quyết với đồng nghiệp.
Bạn nên chia sẻ kiến thức càng nhiều càng tốt, như vậy bạn sẽ nâng cao được uy tín của mình với mọi người, được chú trọng như một người có khả năng làm việc theo nhóm và có tố chất lãnh đạo. Từ những gì bạn chia sẻ, bạn cũng sẽ nhận lại được những điều bạn còn thiếu.
Nếu bạn đang là sinh viên ngành Kiến trúc và bạn đang có nhiều lo lắng vì là một kiến trúc sư trẻ chưa có quá nhiều kinh nghiệm; thì bài viết này sẽ gợi ý cho bạn về những điều mà ít ai nói cho bạn biết về ngành Kiến trúc. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn.
Pingback: Cần có tố chất gì để học ngành Kiến trúc? | Ngành Kiến trúc