Kiến thức kỹ năng
Sự khác biệt giữa sinh viên ngành Kiến trúc Việt Nam và thế giới
Mỗi năm; từ hàng chục cơ sở đào tạo kiến trúc sư trình độ Đại học trên cả nước; chúng ta có thêm khoảng 1000 kiến trúc sư tốt nghiệp ra trường. Ngành Kiến trúc Việt Nam đã và đang trên đà phát triển, gặt hái nhiều thành quả đáng chú ý.
Tuy vậy, theo tính toán của các chuyên gia; ước tính nước ta có khoảng 1,2 kiến trúc sư/ 10,000 dân; đây là một con số khá thấp so với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Không chỉ có vậy; chất lượng đào tạo kiến trúc sư hiện nay ở Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra, chưa kể đến nguồn kiến trúc sư chất lượng cao “thực sự”.
Vậy vấn đề xuất phát từ đâu?
Cách thức tuyển sinh đầu vào
Trong hình thức tuyển sinh trình độ Đại học của Việt Nam so với các nước đã có sự khác biệt. Đầu tiên, cần phải hiểu; Kiến trúc là một ngành học đặc thù cần đến sự kết hợp khăng khít giữa kỹ thuật và nghệ thuật; trong đó kỹ năng tư duy logic, khoa học cũng như các kiến thức kỹ thuật là vô cùng quan trọng.
Thế nhưng, chuyên ngành Kiến trúc hiện nay tại Việt Nam lại tính điểm đầu vào bằng cách đôi môn năng khiếu; điều này khiến các bạn học sinh phải đổ xô đi học các lớp vẽ từ trước đó vài năm. Thực ra; đây là điều không hoàn toàn cần thiết và không phải là cách hay để sinh viên làm quen với ngành Kiến trúc.
Phương pháp đào tạo
So với phương pháp đào tạo kiến trúc sư của nhiều nước trên thế giới; phương pháp của Việt nam có phần hơi ngược. Ở các nước; trong hai năm đầu, sinh viên được học những môn đại cương theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đồng thời được học thêm một số môn cơ sở thuộc chuyên ngành này.
Còn ở nước ta; những môn cơ sở này chủ yếu tập trung trang bị cho sinh viên các kỹ năng thể hiện bản vẽ kiến trúc. Đa số các nước khác; sinh viên ngành Kiến trúc được trang bị trước hết là phương pháp và cách thức tư duy, những kỹ năng thể hiện chỉ được xem như công cụ truyền nội dung thiết kế.
Quan niệm về cách thể hiện ý tưởng của sinh viên Việt Nam cũng có nhiều điểm khác biệt. Vì không có đủ kỹ năng về mặt lý luận, tư duy nên đa phần sinh viên quan niệm phải làm sao cho ý tưởng của mình phải “mỹ thuật” nhất. Ở mỗi số nước phát triển; sinh viên kiến trúc thường thể hiện đồ án của mình trong một studio riêng với nhiều cách thể hiện khác nhau, chứ không chỉ dừng lại ở việc làm trên giấy tờ.
Mặc dù; ở Việt Nam cơ sở vật chất vẫn còn nhiều hạn chế song; có thể xem đó là một phương án hay nên được khuyến khích phát triển. Nếu có được không gian để thể hiện, sinh viên kiến trúc sẽ dễ dàng hơn trong việc hình dung được không gian để từ đó hình dung được tác phẩm của mình sẽ trong như thế nào khi hoàn thiện.
Xem thêm: Kiến trúc Công trình, Kiến trúc Nội thất, Thiết kế Đồ họa năm 2021: Cung cấp nhân lực sáng giá
Trong khi sinh viên nước ngoài có khoảng không trong trường học để thực hành; có những bài tập thực tế. Còn sinh viên Việt Nam; đa phần muốn có cơ hội thực hành thường phải làm thêm ở các xưởng kiến trúc.
Không chỉ dừng lại ở việc học; cả việc dạy cũng đáng để nói đến. Giáo viên, giảng viên kiến trúc ở nước ta cũng còn vài vấn đề. Các giảng viên hiện nay có thể được chia thành hai nhóm chính: một là những giáo viên có nhiều kinh nghiệm do họ có cơ hội tham gia thiết kế, xây dựng các công trình trong thực tế; do đó họ có nhiều kinh nghiệm có thể truyền lại cho sinh viên; tuy nhiên nhóm giảng viên này lại thường rất bận bởi họ không chỉ giảng dạy chính vì vậy họ rất khó có thời gian để hỗ trợ và gần gũi sinh viên.
Nhóm giảng viên còn lại là những người chỉ làm công tác giảng dạy; nhóm này chắc chắn sẽ nắm rất chắc về những vấn đề lý luận; nhưng họ sẽ không có nhiều kinh nghiệm thực tế; thành ra sẽ không thể hướng dẫn cho sinh viên một cách sâu sắc nhất được.
Một điều đặc biệt đáng lưu ý nữa; đó chính là điều kiện tốt nghiệp của sinh viên ngành Kiến trúc Việt Nam tương đối dễ dàng (với một khóa thì có đến 90-95% sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp); do đó việc xuất hiện những cạnh tranh trong quá trình học tập không đủ nhiều từ đó không thúc đẩy và tạo nhiều động lực trong quá trình học tập của sinh viên. Nếu có được động lực học tập tốt; kích thích được việc cố gắng, phấn đấu của sinh viên thì chắc chắn chất lượng đầu ra sẽ được đảm bảo hơn rất nhiều.
Điểm mạnh – yếu của sinh viên kiến trúc Việt Nam
Nhìn chung; sinh viên chuyên ngành Kiến trúc tại Việt Nam rất nhạy bén với các nguồn thông tin; các bạn có sự chịu khó trong việc tìm tòi các công trình, cách thức xây dựng cũng như những chất liệu mới. Nhưng việc không có hình thức đào tạo cụ thể về mặt lý luận và tư duy nên khả năng áp dụng vào công trình chưa sâu.
Tuy khả năng tư duy của các bạn sinh viên ngành Kiến trúc ở Việt Nam khá tốt nhưng phần lớn các bạn chưa thực sự đam mê với ngành nghề này cũng như chưa tìm được phương pháp học tập thực sự chính xác; dẫn đến tình trạng vẫn còn nhiều bạn chưa thể chủ động trong việc học của bản thân.
Bất cứ sự so sánh nào cũng đều là khập khiễng nhưng việc đào tạo kiến trúc sư ở Việt Nam hiện nay quả thật vẫn còn khác nhiều vấn đề tồn tại chưa thể hoàn toàn phát huy tối đa tiềm lực của ngành này ở Việt Nam được. Nếu có được định hướng đúng đắn; phương pháp hiện đại chắc chắn rằng sinh viên ngành Kiến trúc Việt Nam sẽ có thể trưởng thành hơn rất nhiều; kéo theo sự thay đổi đồng bộ trong chất lượng kiến trúc sư tại Việt Nam.
Pingback: Vì sao ngành Kiến trúc gắn liền với sự phát triển kinh tế?
Pingback: Nền móng đầu tiên của Kiến trúc Việt | Ngành Kiến trúc