Cơ hội nghề nghiệp
Top ngành nghề “hot” dành riêng cho sinh viên khoa Kiến trúc
Bạn đang là sinh viên ngành Kiến trúc hoặc đang có dự định thi vào ngành này? Bạn vẫn còn nhiều băn khoăn về nội dung học tập cũng như cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường? Bạn đã biết đến những nghề nghiệp đang trở thành xu hướng đối với nhóm ngành Kiến trúc chưa? Hãy đọc bài viết này để biết thêm về “Top ngành nghề hot dành riêng cho sinh viên khoa Kiến trúc” nhé!
Quy hoạch xây dựng
Kiến trúc sư quy hoạch được đào tạo để tham gia các lĩnh vực: quy hoạch vùng; quy hoạch đô thị; thiết kế đô thị và thiết kế cảnh quan.
Quy hoạch vùng
Đây được xem là một lĩnh vực lớn và có nhiều phức tạp; thường liên quan đến chủ trương, chính sách phát triển kinh tế – xã hội ở một số vùng: có thể là huyện, tỉnh hay vùng nhiều tỉnh.
Dựa vào yếu tố “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội” của vùng được phê duyệt; người kiến trúc sư sẽ tiến hành dựng hệ thống phân bố dân cư; hệ thống các đô thị chính, khi công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, các khu kinh tế đặc thù cũng như hệ thống các cơ sở hạ tầng văn hóa xã hội, hạ tầng kỹ thuật…
Quy hoạch đô thị
Khi trở thành một kiến trúc sư quy hoạch đô thị; bạn sẽ là người bố trí, sắp đặt, tổ chức hệ thống không gian cho đô thị: nơi ở, nơi làm việc, hệ thống đường giao thông, bến tàu, bến cảng, sân bay, chỗ vui chơi giải trí, khu văn hóa thể thao, công viên, quảng trường, thị xã, thị trấn,… sao cho tiện dụng và hợp với điều kiện thiên nhiên, địa hình, thời tiết, con người ở đó nhất có thể.
Thiết kế đô thị và cảnh quang
Đối tượng của kiến trúc sư thiết kế đô thị và cảnh quanh chính là: những quảng trường rộng lớn, các tuyến đường đi bộ; công viên vui chơi giải trí hay một vườn hoa nơi góc phố…
Ngoài việc phải quan tâm đến phần vật thể của cảnh quan, không gian đô thị, người làm kiến trúc còn phải hiểu, nghiên cứu và ghi chép những giá trị văn hóa, lịch sử, nếp sống của người dân ở khu vực đó; từ đó hóa thân chúng thành không gian, vật thể hữu hình. Đó là cách mà một kiến trúc sư thiết kế đô thị và cảnh quan tạo nên một khu phố hay bố trí cảnh quan đô thị.
Thiết kế công trình kiến trúc
Nhà ở, cửa hàng, cơ quan, thư viện, siêu thị,… là đối tượng thiết kế của kiến trúc sư công trình.
Trước khi bắt tay vào thiết kế; người kiến trúc sư bao giờ cũng phải nghiên cứu kỹ để nắm rõ nhất những hoạt động của người sử dụng công trình. Tiếp đến; kiến trúc sư sẽ vẽ ra sơ đồ hoạt động, gọi là sơ đồ công năng và tổ chức các không gian tương ứng với những hoạt động đó rồi chọn bộ khung cho các không gian sao cho thật phù hợp.
Ngoài ra; người làm kiến trúc sư công trình còn phải liên tưởng và vẽ ra được mặt đứng của công trình; lựa chọn hình khối, vật liệu xây dựng phù hợp, đồng thời hình dung và vẽ ra hình ảnh tương lai cho công trình. Theo chuyên môn; người ta gọi đó là vẽ phối cảnh.
Thiết kế nội thất
Gợi ý cũng cùng và cũng là lựa chọn của nhiều bạn khi theo học nhóm ngành Kiến trúc; thiết kế nội thất được xem là công việc được đa số các bạn trẻ theo đuổi hiện nay. Để trở thành một kiến trúc sư nội thất bạn yêu cầu phải có thẩm cảm tinh tế, khéo tay, tư duy với các đối tượng cụ thể thì mới có thể tạo được một không gian nội thất lấy được “thiện cảm” người dùng. Ngoài những kiến trúc văn hóa – xã hội; thiết trúc nội thất còn đòi hỏi người học phải giỏi về mỹ thuật.
Để có được một công việc tốt; điều đầu tiên và cũng là điều đặc biệt quan trọng đó là đam mê và năng lực cá nhân. Qua những gợi ý công việc ở trên; mong rằng có thể giúp các bạn sinh viên khoa Kiến trúc tìm được hướng đi phù hợp nhất cho bản thân.
Pingback: Có nên chọn ngành Kiến trúc sư? | Ngành Kiến trúc