Cơ hội nghề nghiệp
Học ngành Kiến trúc có tương lai không?
Nếu bạn thích vẽ và vẽ đẹp, bạn học tốt môn Toán thì tại sao không thử sức mình, thi vào ngành kiến trúc? Học kiến trúc, bạn sẽ thực sự đặt chân vào một “thế giới” kỳ diệu, biến những ý tưởng thành bản vẽ thiết kế trực quan để từ đó tạo ra các công trình vừa có tính thẩm mĩ vừa đảm bảo công năng. Chính sự bay bổng đó khiến nhiều người không tin vào ngành học này. Vậy học ngành Kiến trúc có tương lai không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Học gì với ngành Kiến trúc?
Hầu như ai cũng hiểu rằng công việc ngành Kiến trúc là công việc thiết kế kiến trúc, cảnh quan, là công việc liên quan đến chuẩn bị bản vẽ và thi công các công trình xây dựng ở mọi quy mô. Cách hiểu đó đúng nhưng chưa đầy đủ. Ngành Kiến trúc đào tạo sinh viên ra trường có khả năng kết hợp tốt giữa nghệ thuật và thực tiễn, có thể tổ chức và sắp xếp không gian, thiết kế những công trình kiến trúc, sân vườn, khu vui chơi, nhà ở,…
Khi học ngành Kiến trúc trong trường đại học, bạn sẽ có đầy đủ các kiến thức, kỹ năng về kiến trúc, mỹ thuật cũng như thiết kế đô thị, nguyên lý thiết kế, kỹ thuật mô hình, kết cấu công trình, công tác quy hoạch, nguyên vật liệu,… Bên cạnh đó, học xong kiến thức lý thuyết thì sinh viên sẽ được làm đồ án từng môn, thực tập trong các viện thiết kế hoặc các công ty kiến trúc để tiếp xúc với các bản vẽ thực tế.
Những kỹ năng mà sinh viên ngành Kiến trúc phải có như vẽ tay và sử dụng các phần mềm thiết kế kiến trúc chuyên dụng sẽ được rèn rũa ngay trên lớp. Ngoài ra, sinh viên sau khi tốt nghiệp cũng sẽ thành thạo các kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình và đàm phán để phục vụ công việc.
Tốt nghiệp ngành Kiến trúc có thể làm việc ở đâu?
Sau khi tốt nghiệp ngành Kiến trúc và được cấp bằng; sinh viên sẽ được đảm nhiệm nhiều vị trí công việc khác nhau. Tốt nghiệp ngành Kiến trúc có thể làm việc ở đâu là hoàn toàn tùy thuộc vào sinh viên.
Các bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp tư vấn thiết kế hay các công ty xây dựng, công ty bất động sản và những văn phòng dự án đầu tư xây dựng. Nhiệm vụ cụ thể của các bạn khi đi làm sẽ có những đầu công việc như sau:
- Đưa ra những kế hoạch dự án và tham gia đấu thầu xây dựng.
- Thiết kế và triển khai những công trình kiến trúc, thiết kế nột thất, thiết kế cảnh quan, thiết kế nhà ở, thiết kế các dự án trong và ngoài nước.
- Giám sát và kiểm tra tất cả những chất lượng công trình thi công, đảm bảo thực hiện đúng với thiết kế của mình.
- Tiến hành tham gia và quản lý những dự án và công trình ở nhiều cấp độ khác nhau.
- Liên kết và thành lập cấc công ty thiết kế hay các văn phòng thiết kế để tham gia nhận công trình dễ dàng nhất.
- Tham gia giảng dạy và nghiên cứu về lĩnh vực kiến trúc tại những cơ sở đạo tạo.
Với những công việc ngành Kiến trúc được nhắc đến như trên thì bạn có thể làm được ở rất nhiều vị trí, chính vì thế ngành kiến trúc được đánh giá là ngành có cơ hội việc làm tốt cùng tương lai rộng mở. Một số những vị trí thường xuyên tuyển dụng tại nhiều doanh nghiệp bạn có thể tham khảo như sau:
- Chuyên viên kiến trúc.
- Nhân viên kiến trúc.
- Kiến trúc sư.
- Họa viên kiến trúc sư.
- Kiến trúc sư cao cấp.
- Nhân viên kiến trúc sư.
- Kiến trúc sư CNTT.
- Kiến trúc sư công trình.
- Chuyên viên thiết kế kiến trúc.
- Kiến trúc sư quản lý dự án.
- Kiến trúc sư quy hoạch.
- Kiến trúc sư nội thất….
Thu nhập của ngành Kiến trúc
Theo nhiều ý kiến; học kiến trúc thì khó và vất vả, cạnh tranh rất cao từ xét tuyển đầu vào đến cả khi kiếm việc làm; nhưng thu nhập có thể không được như kỳ vọng. Mức lương của một kiến trúc sư hiện nay là trong khoảng 10 – 16 triệu/tháng và cao hơn là khoảng 25 – 35 triệu/tháng; lương của họa viên kiến trúc là khoảng 8 – 13 triệu/tháng và cao nhất là hơn 22 triệu/tháng. Khi so với nhiều nghề nghiệp khác thì thấy đó không phải mức lương thấp, nhưng với công sức học và thực hành, cạnh tranh xin việc thì các bạn có thể cảm thấy chưa thỏa đáng.
Những chuyên gia trong ngành đánh giá sao về vấn đề này như thế nào? Nhiều nhà phân tích nhận định; ở Việt Nam thì vẫn luôn có nhu cầu tuyển dụng kiến trúc sư, vẫn thiếu nhân lực nhưng là nhân lực chất lượng cao. Nói cách khác, điều mà thị trường cần là những người làm kiến trúc cho phong cách riêng, có khả năng đột phá.
Nếu bạn làm được, thu nhập của bạn sẽ không giới hạn, tiền đồ rộng mở; ngược lại, nếu như bạn chỉ “bình thường”, chuyên thiết kế những công trình dân dụng, cảnh quan chẳng tạo được dấu ấn hay khác biệt thì rất khó để vượt lên.
Từ những nhận xét, đánh giá và dẫn chứng ở trên; chúng ta có thể thấy rằng Kiến trúc rõ ràng là ngành học đầy tiềm năng với tương lai rộng mở. Thế nhưng; không phải cứ theo học ngành này là bạn có thể đạt được những điều đó. Muốn nhận được sự thành công bạn cũng phải thường xuyên không ngừng cố gắng và tạo được dấu ấn riêng.
Pingback: Cần gì để theo học ngành Kiến trúc? | Ngành Kiến trúc