Cơ hội nghề nghiệp
Ngành Kiến trúc cần học những gì?
Với yêu cầu về thẩm mỹ ngày càng cao trong xây dựng như hiện nay; đội ngũ nhân lực ngành Kiến trúc luôn thiếu hụt và được săn đón rộng rãi; mang lại cơ hội việc làm vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên; việc hiểu bản thân và hiểu ngành nghề sắp lựa chọn luôn là phương pháp tốt nhất để định hướng cho tương lai. Bài viết sau đây nhằm mục đích giải đáp thắc mắc: Ngành Kiến trúc cần học những gì? Cùng theo dõi để đưa ra lựa chọn tốt nhất bạn nhé!
Ngành Kiến trúc học những gì?
Ngành Kiến trúc là ngành nghề chuyên về sắp xếp, tổ chức không gian, thiết kế các công trình xây dựng đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của khách hàng trong các lĩnh vực vui chơi, giải trí, học tập, làm việc,…Là một kiến trúc sư bạn không những phải đảm nhiệm các công việc như thiết kế mặt bằng, thiết kế không gian mà còn phải chịu trách nhiệm tư vấn về nội thất, nguyên vật liệu,…cho một công trình.
Để đáp ứng được những yêu cầu của nghề Kiến trúc; tham gia học ngành Kiến trúc bạn sẽ được học về các kiến thức cơ bản sau:
– Kiến thức về chuyên ngành kiến trúc trong thiết kế các công trình quy mô từ lớn đến nhỏ, từ ý tưởng, thông số kỹ thuật, nguyên vật liệu cho đến yếu tố thẩm mỹ trong các công trình,…thông qua các học phần như Lý thuyết kiến trúc, Cấu tạo kiến trúc, Vật liệu xây dựng, Đồ án thiết kế nhanh, Đồ án quy hoạch, Đồ án công nghiệp,…
– Kiến thức Khoa học tự nhiên: Khoa học tự nhiên là lĩnh vực bổ trợ cần thiết cho kiến trúc. Do đó tham gia học ngành kiến trúc; bên cạnh các học phần chuyên ngành bạn được học các học phần như Cơ sở Vật lý kiến trúc, Toán học,…
– Kiến thức về văn hóa kiến trúc: Am hiểu văn hóa kiến trúc là điều bắt buộc đối với các kiến trúc sư. Các học phần sẽ được giảng dạy cho phần này sẽ là Cơ sở văn hóa Việt Nam, Lịch sử kiến trúc phương Đông, phương Tây,…
– Kiến thức Anh văn: Khả năng tiếng Anh là một trong những chìa khóa giúp bạn thành công và mở ra nhiều cơ hội việc làm lý tưởng. Hiện nay; việc hội nhập diễn ra mạnh mẽ, không ít khách hàng ngoại quốc mong muốn được trải nghiệm tài năng kiến trúc Việt. Do đó; bên cạnh kiến thức đại cương về tiếng Anh với các học phần Nghe, Nói, Đọc, Viết tiếng Anh bạn còn được đào tạo tiếng Anh chuyên ngành với các học phần như Tiếng Anh chuyên ngành kiến trúc,…
– Kiến thức Tin học, Kỹ năng mềm: Học kiến trúc bạn không thể bỏ qua các phần mềm hỗ trợ vẽ kỹ thuật cũng như hỗ trợ thiết kế, phối hợp cảnh trí, màu sắc. Do đó; các học phần cần thiết được giảng dạy đó là: Tin học trong kiến trúc,…Ngoài ra; để thành công thì bên cạnh khả năng chuyên môn, kỹ năng mềm là một yếu tố không thể thiếu. Các học phần Kỹ năng mềm sẽ được dạy kèm theo trong quá trình tham gia học tại trường.
Chọn trường phù hợp để học ngành Kiến trúc
Dù là ngành học của nghệ thuật kết hợp kỹ thuật nhưng bên cạnh đam mê, sở thích; còn rất nhiều yếu tố thúc đẩy thành công trong ngành Kiến trúc trong đó có cả việc lựa chọn trường phù hợp. Do đó; bạn phải lựa chọn trường có ngành Kiến trúc thỏa mãn các yếu tố như năng động, chuyên nghiệp, cơ sở vật hiện đại mang lại hiệu quả học tập tốt nhất.
Một số tiêu chí nên chú ý khi lựa chọn trường đó là:
– Cơ sở vật chất đầy đủ, tiện nghi, hiện đại: học ngành nào cũng cần khả năng thực hành, thực tế thì mới mang lại hiệu quả tối đa. Vì thế; trường đào tạo về kiến trúc nên có đầy đủ phòng máy tính, phòng vẽ tranh, công cụ phục vụ thực hành,…để phục vụ nhu cầu của sinh viên
– Giảng viên giỏi chuyên môn: Giảng viên giỏi chuyên môn là một trong những điều kiện cần của đào tạo ngành Kiến trúc. Sinh viên cần chọn trường có giảng viên giỏi, dày dặn kinh nghiệm giảng dạy cũng như kinh nghiệm thực tế để nắm bắt tốt kiến thức.
– Chương trình đào tạo tiên tiến: Thế giới luôn luôn thay đổi và xu hướng thiết kế kiến trúc cũng thay đổi không ngừng. Thí sinh nên lựa chọn chương trình đào tạo tiên tiến và thường xuyên cập nhật để đảm bảo bắt kịp xu hướng thiết kế của xã hội Việt Nam cũng như thế giới.
Những thông tin trên đã giải đáp phần nào thắc mắc của bản thân thí sinh. Nếu bạn cảm thấy phù hợp hãy mạnh dạn lựa chọn cho mình một ngôi trường phù hợp để đầu quân học ngành Kiến trúc ngay từ bây giờ nhé!