Kiến thức kỹ năng
Ngành Kiến trúc có bao nhiêu chuyên ngành?
Kiến trúc vốn là chuyên ngành đã quá quen thuộc đối với đời sống cho người và cho đến thời điểm hiện tại đây vẫn là một ngành nghề “hot” đối với giới trẻ. Quen thuộc là vậy; được yêu thích là vậy thế nhưng không phải tất cả mọi người đều biết rõ về ngành Kiến trúc. Với bài viết này; bạn sẽ biết thêm Ngành Kiến trúc có bao nhiêu chuyên ngành?.
Thiết kế đô thị và Kiến trúc sư cảnh quan
Thiết kế đô thị và cảnh quan hiện nay đang là một trong những nghề “hot” nhất trong lĩnh vực kiến trúc. Các kiến trúc sư cảnh quan là người tạo ra những không gian nghệ thuật trong mỗi công trình xây dựng. Họ tạo ra những công trình hòa hợp với kiến trúc xã hội. Yếu tố nghệ thuật đó hiện nay cũng đang là xu hướng. Khi các công trình đều chú trọng “view” cảnh.
Đây là ngành nghề quan trọng trong các lĩnh vực dịch vụ như du lịch, nhà hàng, khách sạn. Các công trình công cộng như bảo tàng, công viên, khu giải trí cũng rất cần sự tham gia của các kiến trúc sư cảnh quan.
Kiến trúc sư công trình
Khi các tòa nhà xuất hiện ngày một nhiều cũng là lúc kiến trúc sư công trình ngày càng bận rộn. Vì thế mà nhu cầu cho chuyên ngành này ngày càng cao. Sự khác biệt của kiến trúc sư công trình và kiến trúc sư là quy mô và cách phối hợp không gian. Quy mô và tính ứng dụng công cộng tạo ra độ khó của kiến trúc công trình.
Các công trình lớn hiện nay yêu cầu rất cao về kiến trúc độc đáo; tạo ra không gian sử dụng thông minh mà không kém phần tiện ích. Chính điểm này đã thể hiện được sức hút đặc trưng của kiến trúc công trình.
Kiến trúc sư nội thất
Kiến trúc nội thất hiện nay đang nhận được rất nhiều sự quan tâm bởi những ấn tượng trên mạng xã hội. Các video thú vị với những nội thất độc đáo chính là điều tạo nên sức hút. Kiến trúc nội thất ngày một trở nên hấp dẫn bởi xu hướng “căn hộ thông minh” ngày càng được nhân rộng.
Không chỉ là thiết kế ra những nội thất thông minh, độc đáo. Việc kết hợp chúng một cách nghệ thuật mà tiện dụng trong không gian thực tế cũng là công việc của kiến trúc nội thất. Lĩnh vực này ứng dụng ở rất nhiều không gian. Từ không gian công cộng đến nhà ở; tất cả đều ưa chuộng các kiến trúc nội thất nổi bật.
Quy hoạch đô thị/ Quy hoạch vùng
Quy hoạch đô thị hay quy hoạch vùng là một công việc mang tính hành chính hơn. Người làm trong lĩnh vực quy hoạch sẽ không chỉ là người hiểu về kiến trúc. Họ được yêu cầu thêm những kiến thức về xây dựng nói chung. Ngoài ra; bất động sản, pháp luật về đất đai, tư duy phát triển đô thị,… cũng rất quan trọng.
Vai trò của các nhà quy hoạch trong thực tiễn có rất nhiều giá trị trong kinh vực xây dựng và kiến trúc. Đối với doanh nghiệp; họ có nhiệm vụ hoàn thành ý tưởng kiến trúc của doanh nghiệp với những điều kiện sẵn có. Đối với cơ quan quản lý; họ có trách nhiệm đảm bảo các yêu cầu về quy hoạch đô thị nói chung. Có nhiều đặc điểm giống với kiến trúc sư cảnh quan. Quy hoạch cũng cần các kiến thức về văn hóa, xã hội, môi trường,…
Công việc của họ sẽ phổ biến hơn tại các cơ quan nhà nước về đất đai, xây dựng, Tuy nhiên, trong tương lai, các doanh nghiệp sẽ tăng nhu cầu vị trí này. Lý do xuất phát từ sự phát triển mạnh về bất động sản của các doanh nghiệp lớn.
Kỹ sư thiết kế điện
Thiết kế điện từ trước đến nay hầu như là công việc của kỹ sư điện. Các hình thức điện gần tương tự nhau và có quy chuẩn chung. Thế nhưng; sự sáng tạo cũng không bỏ qua lĩnh vực này. Hệ thống điện hiện nay cũng ngày càng được yêu cầu cao hơn.
Mọi người đang dần chú trọng một hệ thống điện đa chức năng, tiện ích, đảm bảo quy chuẩn nhưng không thiếu sáng tạo. Hơn nữa; với sự phát triển của kiến trúc, thiết kế điện cũng có rất nhiều thay đổi. Họ phải thay đổi và hòa hợp hệ thống điện với những kiến trúc độc lạ, mới mẻ.
Không những thế; thiết kế điện ngày nay không chỉ đơn giản là đảm bảo các nhu cầu điện bình thường. Bởi lẽ; khách hàng còn mong muốn hệ thống điện có thể làm nổi bật các tính năng kiến trúc khác. Vậy nên; ngành thiết kế điện hiện nay đang ở trên con đường phát triển của mình.
Sự phát triển không chỉ đến từ chuyên môn mà còn là nghệ thuật. Đó là sự khác biệt giữa thiết kế điện và cơ điện. Đó cũng là nét đặc trưng của ngành thiết kế điện trong khối ngành kiến trúc.
Khi theo học bất kì ngành nào; đến một lúc nào đó bạn cũng phải nghĩ đến chuyên ngành hay công việc mà mình sẽ theo đuổi sau khi tốt nghiệp đại học và chắc chắn sinh viên ngành Kiến trúc cũng không là ngoại lệ. Từ các chuyên ngành của Kiến trúc ở trên hy vọng sẽ cho bạn thêm gợi ý về nghề nghiệp trong tương lai.