Những thói quen của kiến trúc sư thành công

Đối với sự thành công của mỗi kiến trúc sư đều mang chủ nghĩa cá nhân. Bên cạnh những kiến thức chuyên ngành thì các kỹ năng được trau dồi trong thời gian dài cùng với những thói quen sẽ tạo nên sự thành công hay thất bại đối với một người học ngành Kiến trúc. Nếu bạn đang là sinh viên ngành Kiến trúc hay theo dõi bài viết này để biết thêm những thói quen của kiến trúc sư thành công.

thói quen của kiến trúc sư thành công
Những thói quen bất ngờ của các kiến trúc sư thành công

Kể Chuyện Hấp Dẫn

Các thiết kế và dự án kiến trúc nổi tiếng ngoài mục đích phục vụ cho kinh tế – chính trị của thế giới. Thì còn liên quan đến cuộc đời của những con người nổi tiếng; các câu chuyện lịch sử của văn minh loài người. Vì lẽ đó, các kiến trúc sư sẽ sáng tạo ra các ý tưởng dự án của họ dựa trên những câu chuyện hấp dẫn. Đó có thể là một câu chuyện có thật. Cũng có thể là một giả tưởng nhất định nào đó.

Chấp Nhận Rủi Ro

Tạo ra các mẫu thiết kế theo sách vở có sẵn; những gì mọi người xung quanh đang làm không làm cho một kiến trúc sư trở nên khác biệt.

Chấp nhận rủi ro để làm điều gì đó khác thường là một phần của bất kỳ lĩnh vực sáng tạo nào. Suy nghĩ, tưởng tượng, thao tác và phát minh ra các cách thức mới để làm những điều cũ. Có nghĩa rằng mọi thứ luôn đòi hỏi sự đổi mới hoặc hành động táo bạo. Ví dụ tìm ra vật liệu mới để sử dụng thay cho các vật liệu thông thường là một ý tưởng táo bạo đầy độc đáo.

Chú Ý Đến Các Chi Tiết

Các chi tiết nhỏ hơn luôn rất quan trọng để gắn kết mọi thứ lại với nhau. Mặc dù có nhiều yếu tố chủ chốt để quyết định cho không gian như màu tường, sàn… Nhưng để tất cả các thành phần dung hòa với nhau luôn cần có các chi tiết nhỏ trong kết cấu.

Tố chất của người học Kiến trúc
Khi học ngành Kiến trúc bạn phải tập thói quen chú ý đến từng chi tiết nhỏ

Biết Đơn Giản Hóa

Các kiến trúc sư giỏi luôn biết cách loại bỏ sự lộn xộn không cần thiết ra khỏi thiết kế. Dẫn đến một thiết kế tối giản chỉ bao gồm các thành phần lý tưởng và cần thiết nhất. Điều này sẽ giúp cho các thiết kế tổng thể mạnh mẽ hơn.

Vật liệu đơn giản: các kiến trúc sư sẽ đặt ra quy tắc cho cách mà mỗi vật liệu được sử dụng. Bằng cách thay đổi dạng của vật liệu. 

Trang trí đơn giản và kết hợp để lộ khoảng không giữa các vật liệu.

Duy Trì Trật Tự

Hầu hết các kiến trúc sư đều đủ tinh tế để biến các thiết kế của họ thành các công trình sắc nét. Để làm được điều đó, đòi hỏi họ phải luôn duy trì trật tự lên mọi thứ.

Mỗi khi bắt đầu dự án thiết kế, các kiến trúc sư cần đánh giá được 3 điều trọng tâm sau. Vị trí xây dựng; khách hàng và ngân sách. Các chủ đề thiết kế dù rộng lớn đến đâu cũng luôn xem 3 vấn đề này làm cốt lõi.

Sử Dụng Sự Lặp Lại

Sự lặp lại là một điều tốt trong ngành kiến trúc. Sự lặp lại không đồng nghĩa với việc gây nhàm chán. Thay vào đó nó hợp nhất và dung hòa thiết kế tổng thể. Ví dụ: cửa sổ, cửa chính, cột, dầm, lan can… Đó là các vật liệu thường được lặp lại trong các không gian. Sự lặp lại không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế. Mà nó còn cung cấp một điểm tham chiếu. Và nền tảng để làm nổi bật những điểm quan trọng khác trong không gian.

Phá Vỡ Các Nguyên Tắc Cũ

Thỉnh thoảng các kiến trúc sư sẽ phá vỡ các quy tắc thường lệ. Và thay đổi bằng một điều độc đáo. Dù vậy, sự cân bằng luôn được duy trì để làm nên thành công. Với một loạt các nguyên tắc cũ đã có. Việc phá vỡ nó luôn được tính toán để đảm bảo hàm chứa các ý nghĩa đặc biệt.

Thu Hút Các Giác Quan

Những công trình độc đáo luôn tìm được các cách thức khác nhau. Để khơi gợi lên sự tò mò và thu hút các giác quan của người xem.

Kỹ năng của người học Kiến trúc
Giác quan nhạy bén chính là điều làm nên sự thành công cho một kiến trúc sư

Từ những chia sẻ trên mong rằng có thể cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho các bạn đã, đang và sẽ theo học ngành Kiến trúc; từ đó hiểu được những thói quen của kiến trúc sư thành công và có định hướng đúng cho bản thân.

Bình luận ở “Những thói quen của kiến trúc sư thành công

  1. Pingback: Thay đổi khiến bạn quen với nghề Kiến trúc | Ngành Kiến trúc

  2. Pingback: Phần mềm đồ họa kiến trúc hữu ích | Ngành Kiến trúc

Đã đóng bình luận