Kiến thức kỹ năng
Chủ nghĩa kết cấu trong kiến trúc và những điều cần biết!
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và Cách mạng Tháng Mười; nước Nga đã hoàn toàn đổi sắc. Một làn gió mới ùa vào đã làm thay đổi tư duy và sáng tác của giới văn nghệ sĩ nói chung và của giới Kiến trúc sư nói riêng. Trong bối cảnh đó; xuất hiện một trào lưu kiến trúc mới với cái tên thật hào hùng – Chủ nghĩa Kết cấu (Constructivism).
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy được những sự xuất hiện đầu tiên của Chủ nghĩa Kết Cấu này từ lý thuyết của những công trình của hai anh em nhà điêu khắc người Nga: Naum Gabo và Antoine Pevsner. Vào năm 1920; họ đã công bố một “ Trào lưu chủ nghĩa hiện thực’’nội dung của nó giải thích những ý tưởng của Chủ nghĩa Kết Cấu trong kiến trúc. Trào lưu này đã liên kết được rất nhiều những nhà nghệ sĩ Nga như : Vladimir Tatlin, Kasimir Malevitch và Eissitzky.
Vào năm 1932; nhóm hai anh em Naum Gabo, đã nêu lên những quan niệm rõ rệt nhất của mình; trong một bài viết với cái tên là “Trừu tượng-Sáng tạo”; họ đã hùng hồn tuyên bố rằng:“ tham vọng của Chủ nghĩa Kết Cấu không phải là sáng tác những bức tranh; hay tạc những bức tượng mà sáng tạo những không gian công trình kiến trúc”.
Chủ nghĩa cấu tạo chủ yếu chú trọng tới công năng của công trình; loại bỏ những chi tiết trang trí thừa, công trình chủ yếu là hệ kết cấu chịu lực. Chủ nghĩa Kết Cấu là trào lưu đã gây một ảnh hưởng sâu rộng cho tất cả các ngành nghệ thuật tạo hình ở Nga; đầu tiên là trên nghệ thuật điêu khắc, sau đó nó xuất hiện trên nghệ thuật tạo hình khác.
Chủ nghĩa cấu trúc có mối quan hệ mật thiết với trường phái lập thể trong hội họa và điêu khắc. Do đó; nghệ thuật của nó biểu hiện sự liên quan của các hình thức đơn giản của hình học và dẫn đến việc đúc kết lại những hình ảnh của thiên nhiên; trên cơ sở một tỷ lệ có kích thước rất hùng vĩ.
Với kiến trúc; chủ nghĩa kết cấu là một lĩnh vực mở rộng của chủ nghĩa công năng, nó chiếm vị trí quan trọng trong việc biển hiện hình thức của ngành Kiến trúc và nó đã từ bỏ thuật trang trí rườm rà mà trong một số trào lưu trước là phương tiện sử dụng chính.
Theo những giải thích của Kiến trúc sư Le Corbusier trong tác phẩm Hướng tới một nền kiến trúc hiện đại (Toward a New Architecture); ông quan niệm: “Một công trình kiến trúc phải phù hợp với con người; nó như một cỗ máy, một chiếc ôtô hay là một chiếc máy bay tại; bản thân nó phải là một sự tổng hợp có lý giữa các thành phần và tổng thể”.
Nhận xét về Chủ nghĩa kết cấu; Le Corbusier nói: “Một phong cách hoàn toàn độc đáo; đi trước thời đại chúng ta”.
Chủ nghĩa kết cấu đề cao công năng, tính sử dụng, hướng tới con người, hướng tới sự đơn giản, cái đẹp của hình khối, của sự chuyển động, của kết cấu. Đó là 1 bước tiến rất lớn so với thế giới thời đó vẫn đang say sưa với chủ nghĩa phục cổ; chủ nghĩa hình thức với những công trình đầy tính xa hoa, phô trương.
Chủ nghĩa kết cấu tuy đi theo trường phái đơn giản; nhưng đơn giản ở đây không hề nhỏ bé tầm thường. Đến nay; nhiều công trình thuộc chủ nghĩa kết cấu đã làm nhiều người ngạc nhiên.
Cho đến ngày nay; chủ nghĩa kết cấu của các nhà nghệ thuật Xô Viết đã không còn nữa, tuy nhiên nó lại chính là nền tảng cho sự ra đời của các trào lưu hiện đại trên thế giới ngày nay: Chủ nghĩa Hữu cơ, Chủ nghĩa Công năng, Chủ nghĩa Tối giản hay Chủ nghĩa Siêu Việt.