Kiến thức kỹ năng
Để phân biệt ngành Kiến trúc và Xây dựng?
Ngày nay; có rất nhiều bạn trẻ quan tâm và có mong muốn theo học các ngành Kỹ thuật; trong số đó nhiều nhất phải kể đến ngành Kiến trúc và Xây dựng. Vậy điều kiện đầu vào của hai ngành học này như thế nào; cơ hội việc làm ngành Kiến trúc và Xây dựng có giống nhau; hay làm sao để phân biệt ngành Kiến trúc và Xây dựng?
Kiến trúc và Xây dựng là gì?
Lĩnh vực Kiến trúc và Xây dựng liên quan đến việc vẽ bản đồ; thiết kế và xây dựng; cấu trúc nhân tạo; hệ thống; cảnh quan và môi trường. Ngoài ra; lĩnh vực này cũng bao gồm sửa chữa và tái tạo.
Vì sao nên học ngành Kiến trúc và Xây dựng?
Kiến trúc và Xây dựng là hai lĩnh vực liên quan trực tiếp đến sự phát triển của môi trường sống của chúng ta. Hãy thử nhìn xung quanh bạn đi; chắc chắn bạn sẽ nhận ra rằng luôn có một công trình nào đó đang xây dựng. Đó có thể là công trình nhà ở; khu trung tâm thương mại; văn phòng; hệ thống giao thông; khu vực sinh hoạt cộng đồng; tượng đài,…
Ở các thành phố lớn; những công trình xây dựng càng diễn ra với quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho dân số dày đặc và không ngừng tăng lên. Do đó; cơ hội việc làm với sinh viên ngành Kiến trúc và Xây dựng cũng không dừng mở rộng; tỉ lệ thuận theo nhu cầu của con người.
Ai sẽ học tốt ngành Kiến trúc và Xây dựng?
Trí tưởng tượng và khả năng hình dung các ý tưởng trong đầu thành một công trình cụ thể chính là hai yếu tố quan trọng để trở thành một sinh viên Kiến trúc và Xây dựng. Tuy vậy; bạn không thể chỉ mơ mộng với các ý tưởng mà còn phải có khả năng hiện thực hóa chúng trong đời thực qua công việc thiết kế; đảm bảo rằng các ý tưởng của bạn thỏa mãn được những điều kiện và nhu cầu của người sử dụng. Ngoài ra; bạn cũng phải để tâm đến các chi tiết cũng như kỹ năng tổ chức và lên kế hoạch để đảm bảo công trình hoàn thiện đúng tiến độ.
Điều kiện theo học ngành Kiến trúc và Xây dựng?
Những ai thực sự yêu thích và muốn theo học hai ngành học này bắt buộc phải thể hiện được năng lực của mình với những môn như: Toán; Nghệ thuật; Khoa học và Địa lý. Mỗi trường đại học sẽ có những chỉ tiêu khác nhau để tuyển sinh; nhưng nhìn chung bạn cần phải là người biết vẽ thì mới có thể qua được kì thi sát hạch đầu vào.
Những ngành cụ thể bạn có thể theo đuổi
- Kiến trúc (Architecture),
- Môi trường xây dựng (Built Environment),
- Xây dựng (Construction),
- Dịch vụ bảo dưỡng (Maintenance Services),
- Lập kế hoạch (Planning),
- Quản lý tài sản (Property Management),
- Khảo sát kết cấu (Surveying).
Mong rằng; với những chia sẻ trên các bạn đã có thể hiểu hơn về ngành Kiến trúc và Xây dựng. Hiểu được đặc điểm của từng ngành giúp bạn có được sự lựa chọn đúng đắn nhất cho tương lai của bản thân.