Kiến thức kỹ năng
Mô hình ở đâu trong khi sinh viên Kiến trúc làm đồ án?
Khi nhắc đến việc học ngành Kiến trúc đương nhiên người ta không thể bỏ qua các mô hình; mô hình được xem là một công cụ học tập hữu ích dành cho các sinh viên ngành Kiến trúc. Trong phạm vi đồ án môn học; một phần không nhỏ sinh viên vẫn đang còn cho rằng mô hình sẽ là bước cuối cùng; thể hiện chi tiết và đầy đủ phương án thiết kế của mình. Tuy nhiên; đó chỉ là một trong những cách thức sử dụng của mô hình. Sinh viên Kiến trúc làm đồ án cần nắm vững những điều dưới đây.
Từ những bước tư duy đồ án đầu tiên; một mô hình đơn sắc có thể biểu hiện các hình thức tổng thể và bố cục tổng quan của mặt bằng; đưa ra hình dung ban đầu về các cách thức mà thiết kế xuất hiện trong một bối cảnh nhất định. Các yếu tố các như màu sắc, vật liệu, chi tiết có thể được giải thích, bổ sung ở giai đoạn sau.
Việc dựng mô hình song song với quá trình phát triển; hoàn thiện ý tưởng đồ án là cách trực quan nhất để quan sát và cảm nhận cùng lúc ba chiều không gian.
Mô hình sử dụng để nghiên cứu thường có thể chỉ tập trung vào một phần đặc biệt thú vị của phương án đưa ra (một điểm nhấn trên mặt đứng hay mô hình mặt cắt để hình dung các cấu trúc không gian bên trong) trong khi mô hình hoàn thiện đưa ra sản phẩm cuối cùng; thể hiện đầy đủ các yếu tố của thiết kế; là sản phẩm sau cùng có tính lưu trữ và thẩm mỹ.
Trong khi đang làm đồ án kiến trúc; mô hình là sản phẩm giúp sinh viên có thể cụ thể hóa; hiểu rõ và hoàn toàn kiểm soát được phương án thiết kế của mình. Do đó; để đạt được hiệu quả tốt nhất, mô hình nên được sử dụng trong suốt quá trình làm đồ án; liên tục thay đổi và chỉnh sửa, thể hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Điểm đáng lưu ý nhất trong khi làm việc với mô hình trong quá trình làm đồ án của sinh viên ngành Kiến trúc là hiểu và xác định rõ ràng làm mô hình để làm gì và thông tin muốn truyền tải thông qua mô hình là gì hơn là chỉ nhận định nó là một sản phẩm chỉnh chu sau cùng.