Cơ hội nghề nghiệp
Có nên học ngành Kiến trúc sư?
Ngày nay; dù ở thành phố hay nông thôn thì cơ hội phát triển công việc của ngành Kiến trúc sư là rất lớn. Chỉ cần người Kiến trúc sư thật sự có đầy đủ kỹ năng thì đều có thể kiếm được công việc với môi trường làm việc tốt nhất. Đọc bài viết dưới đây để cùng tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Có nên học ngành Kiến trúc sư?”
Cơ hội việc làm ngành Kiến trúc sư
Ngành Kiến trúc vốn đa dạng, rộng khắp, tạo được nhiều đỉnh cao trong nền văn minh nhân loại. Có thể hôm nay bạn là học sinh phổ thông; vài năm nữa bạn sẽ là kiến trúc sư và vài chục năm sau; mọi người trên thế giới sẽ biết đến tên bạn – tác giả của một công trình kiến trúc lớn được xây trên mặt đất, dưới đáy biển hay xa tít trong vũ trụ.
Chúng ta có quyền tin vào điều đó!
Môi trường hoạt động
Kiến trúc sư làm việc trong các xưởng thiết kế, văn phòng tư vấn thiết kế tiện nghi. Đôi khi; họ đi thực địa, giám sát thi công… Những việc này vất vả hơn nhưng đem lại sự thích thú khác.
Là nghề giao thoa của nghệ thuật – kỹ thuật – kinh tế – xã hội, kiến trúc sư còn là nghệ sĩ. Le Corbusier, Frank Gehry, V. Tatlin, Santiago Calatrava… đều là những kiến trúc sư – nhà điêu khắc lẫy lừng.
Kiến trúc sư cũng là những nhà khoa học kỹ thuật bởi khoa học và công nghệ chính là công cụ ruột của nghề. Frank Lloyd Wright, Tadao Ando rất tự hào vì những công trình của mình xây trên đất Nhật Bản đã qua được các trận động đất cấp 5, cấp 7 độ Richter.
Một vài thách thức và hạn chế của ngành Kiến trúc sư
Đối với một kiến trúc sư việc phải làm việc với nhiều chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau; phải thông thạo và am hiểu công việc của mình để điều khiển và nối kết các vấn đề, bảo vệ thông suốt đồ án trước hội đồng với tư cách kiến trúc sư chủ trì và những thách thức lớn nhất.
Với bản thân; bạn phải tự vượt qua mọi cái dễ dãi, thông lệ nếu muốn khẳng định mình. Hàng năm; nước ta có hàng nghìn kiến trúc sư tốt nghiệp các trường đại học. Có được một vị trí, tiếng nói chuyên môn trong giới là điều không dễ. Nhà thơ, họa sĩ có thể xuất thần sáng tác bài thơ hay, bức tranh đẹp. Kiến trúc sư nếu có phút giây thăng hoa đó, chỉ mới là phác thảo. Từ đây đến khi tác phẩm kiến trúc hoàn thành phải đo bằng năm tháng. Vất vả, dẻo dai và kiên trì lắm mới đến đích. Đó là thách thức lớn thứ hai.
Xem thêm: Talkshow “Road to Game Artist” tại Đại học Duy Tân
Đối với xã hội; ngoài trách nhiệm công dân, bạn phải là người hướng dẫn thẩm mỹ kiến trúc chứ không được làm người xu thời. Chỉ cần chiều theo ông chủ, nhà đầu tư hay thị hiếu trưởng giả của một lớp người nào đó; bạn sẽ mau chóng có công việc, mau chóng có tiền, nhưng cũng tự đánh mất mình luôn. Cái ranh giới này mỏng manh và dễ ngụy biện lắm. Đây là thách thức nghề nghiệp lớn nhất của kiến trúc sư.
Tác phẩm kiến trúc tổng hòa nhiều mối quan hệ, từ kinh tế đến nhu cầu xã hội, từ kỹ thuật đến nghệ thuật và thường được bày ra trước công chúng. Công trình xấu hay đẹp thì đều sẽ nhận được sự đánh giá công tâm nhất. Bạn phải có bản lĩnh và trách nhiệm của một kiến trúc sư chân chính để luôn hãnh diện với kiến trúc của mình; để người sử dụng hài lòng với không gian kiến trúc và không làm lãng phí tiền xây dựng của các nhà đầu tư. Đó có lẽ là sự ràng buộc lớn nhất của kiến trúc sư.
Những lí do để bạn chọn ngành Kiến trúc sư
– Xã hội càng phát triển thì nhu cầu kiến trúc càng lớn và đa dạng; cơ hội để kiến trúc sư có việc làm càng nhiều.
– Ngành kiến trúc sư dễ bộc lộ năng lực cá nhân, giúp bạn sớm khẳng định mình. Có nhiều sinh viên đã đạt được giải thưởng quốc tế về kiến trúc. Các bạn hoàn toàn có thể làm được điều ấy nếu mạnh dạn, nỗ lực và tự tin.
– Kiến trúc dung hợp nhiều lĩnh vực khoa học – kỹ thuật, kinh tế – xã hội và nghệ thuật. Đó là môi trường thuận lợi để mở rộng kiến thức; cũng là nghề có nhiều rung động tình cảm, đi được vào tận cùng của bản năng sáng tạo.
– Kiến trúc cho bạn khả năng tổ chức môi trường sống của bạn, của gia đình bạn với chất lượng cao: tiện dụng, hợp lý và đẹp.
Từ những thông tin trên; mong rằng các bạn đã có thể hiểu hơn về ngành Kiến trúc và trả lời được câu hỏi: “Có nên theo ngành Kiến trúc hay không?”. Chúc bạn thành công!
Pingback: Kiến trúc sư mới ra trường cần lưu ý gì? | Ngành Kiến trúc
Pingback: Tố chất cần có của người học Kiến trúc | Ngành Kiến trúc
Pingback: Lưu ý cho SV ngành Kiến trúc mới ra trường | Ngành Kiến trúc