Kiến thức kỹ năng
10 Lý do bạn nên trở thành một kiến trúc sư
Tuy có đến hàng triệu lý do để bạn lựa chọn công việc kiến trúc sư; song trong khuôn khổ bài viết này chúng ta chỉ liệt kê ra 10 trong số hàng triệu lí do đó. Nếu bạn nhận thấy bản thân có những điều dưới đây; thì bạn sinh ra chính là để trở thành một kiến trúc sư thực thụ.
-
Yêu thích những kế hoạch – dự án?
Bạn thường làm việc có tổ chức và thích sắp xếp mọi thứ theo giai đoạn: Bắt đầu, trung gian, kết thúc và tự hào về tiến trình đó cũng như thấy thật sự hứng thú trong mỗi giai đoạn thực hiện. Bạn cũng thường xuyên xem đi xem lại những chi tiết và hình ảnh quan trọng của dự án. Có những dự án có thể kéo dài đến vài năm; hay cũng có một số khác bị dừng lại đột ngột.
Nhưng dù như thế nào; mỗi khi hoàn thành trọn vẹn một dự án nào đó bạn sẽ thấy cực kỳ hài lòng. Tuy nhiên; đôi khi bạn sẽ cảm thấy bị quá tải khi có quá nhiều kế hoạch trong cuộc sống.
-
Có những sở thích khác người
Bạn thấy rằng những người xung quanh không có bất kỳ ai có sở thích giống bạn? Đừng vội lo lắng; vì chỉ đơn giản là bạn đang nghĩ quá nhiều. Nếu bạn phải liên tục đưa ra những lời giải thích cho những sở thích của bạn thì bạn hãy hiểu rằng tính chủ quan của những dẫn chứng ấy không quan trọng bằng việc bạn hiểu được ý nghĩa của chúng với bản thân mình là như thế nào.
-
Gặp một vài rắc rối với môn toán?
Nhiều người nói rằng họ muốn trở thành kiến trúc sư; nhưng họ không giỏi toán. Bạn phải tin rằng. trên thực tế có rất nhiều kiến trúc sư không hề giỏi toán. Những người giỏi chắc hẳn đã sử dụng các kỹ năng này để trở thành kỹ sư. Tuy nhiên; sự thật là toán học là một trong những trải nghiệm đầu tiên để trở thành kiến trúc sư.
Các kiến trúc sư thành công thường hay nói: “Tôi biết mình không giỏi Toán và dù không biết chính xác sẽ làm như thế nào; nhưng chắc chắn tôi sẽ tìm ra cách để vượt qua toán học, giải tích, vật lý và kết cấu.Tôi sẽ xây dựng nhóm cộng sự có thể giúp tôi hiểu và vượt qua những khó khăn đó một cách dễ dàng nhất.”
-
Có đam mê với việc tạo dựng cuộc sống cho con người
Bạn có đam mê tìm hiểu về con người, văn hóa và bản sắc dân tộc. Đó là niềm cảm hứng bất tận và bạn luôn tự hỏi bản thân mình những câu hỏi kiểu như: Sự khác nhau của những người quanh là gì? Cuộc sống của họ đang diễn ra khác biệt như thế nào? Những điều kiện địa lý và khí hậu ảnh hưởng đến họ ở mức độ nào? Bằng cách nào mà kinh tế, tôn giáo và tín ngưỡng thay đổi điều kiện sống của họ?…Sau đó bạn tìm hiểu nguyên lí về cách mà kiến trúc bị ảnh hưởng.
Công việc của kiến trúc sư là cung cấp dịch vụ; giúp tạo ra một môi trường chức năng đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Do đó; nếu có nền tảng và sự hiểu biết về nhiều đối tượng khách hàng khác nhau cũng như những hiểu biết đa dạng về văn hoá sẽ giúp bạn có nhiều lợi thế hơn trong công việc.
-
Quan tâm đến vấn đề môi trường
Bạn có sự quan tâm nhất định đến môi trường xung quanh. Bạn có thể nhìn, cảm nhận và hiểu được những nguồn năng lượng khác nhau của môi trường. Bạn nhận ra sự ràng buộc với những đối tượng, công trình và không gian giống như khi bạn tiếp xúc với mọi người. Có những môi trường thậm chí còn ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn mà bạn không thể giải thích được “tại sao lại như vậy?”. Bạn cũng có một trí nhớ khá hoàn hảo với hầu hết những địa điểm hay môi trường bạn từng được trải nghiệm.
-
Đi từ khái quát đến chuyên sâu
Kiến trúc là một chủ đề khá rộng mà dường như bạn không thể hiểu hết được về nó. Có một Giáo sư từng nói: “Kiến trúc là một nghề cần học hỏi; kiến trúc sư không nên cố gắng ghi nhớ tất cả mọi thứ mà chỉ thật sự cần biết nên tham khảo ở đâu cho các thông tin mà họ đang tìm kiếm”. Tất cả các kiến trúc sư vốn dĩ được cho là những người khái quát. Sự khái quát đó theo họ tùy thuộc trên mỗi chặng đường.
Họ biết mỗi thứ một chút, về những chủ đề khác nhau để có thể hướng dẫn đội hỗ trợ trong nhiều lĩnh vực. Nếu tiếp tục nghiên cứu; việc trở thành nhà chuyên môn là điều không quá xa vời. Mỗi kiến trúc sư sẽ có một vài chủ đề mà họ yêu thích và sẽ cố gắng bằng tất cả sự nhiệt huyết để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó. Ví dụ như: Phát triển bền vững, khả năng kết nối, thiết kế, render, giảng dạy, chi tiết hoá, xây dựng, vật liệu, lịch sử, hệ thống kỹ thuật, kinh doanh, chính trị … danh sách này có thể sẽ kéo đến vô tận.
-
Chủ động thiết kế mọi thứ
Những nhà thiết kế luôn chủ động quyết định mọi thứ trong cuộc sống của họ; bởi đây là công việc cần đưa ra quyết định… Mọi quyết định thể hiện cơ hội để thực hành trong quá trình thiết kế.
-
Luôn sẵn sàng hy sinh
Liệu bạn có sẵn sàng hy sinh vài thứ trong cuộc sống của mình để trở thành kiến trúc sư? Có thể đó là: một mối quan hệ, cuộc sống xã hội, kéo dài thời gian sinh viên, tốt nghiệp với một món nợ lớn hay tinh thần và thể chất…. Tuy nhiên; thời gian chính là sự hy sinh lớn nhất. Thậm chí; những người thân xung quanh cũng sẽ bị ảnh hưởng theo bởi những sự hy sinh của bạn đối với nghề kiến trúc sư; nhưng họ sẽ luôn hiểu và ủng hộ bạn.
-
Bạn hiểu rõ chính mình
Bạn thấy bản thân có tính cạnh tranh, linh hoạt, kỷ luật, năng động hay bạn thực sự thích làm việc? Bạn luôn tìm kiếm cơ hội và sẵn sàng nắm bắt nó mọi lúc mọi nơi. Thậm chí; bạn có thể làm việc suốt đêm mặc dù mọi người đã ngủ, bạn vẫn sẵn sàng.
Đặc biệt; khả năng chịu áp lực (khi cần thiết) chính là kỹ năng không thể thiếu đối của một kiến trúc sư.
-
Bạn được truyền cảm hứng bởi các giảng viên và cố vấn học tập
Hầu hết những kiến trúc sư từng trải đều sẽ hiểu rất rõ về quá trình họ đã trải qua. Họ luôn muốn giúp bạn thành công và sẽ trở thành người phù hợp nhất để dẫn dắt bạn trên con đường trở thành một kiến trúc sư. Việc thể hiện quyết tâm của bản thân, sự đam mê và tình yêu với nghề nghiệp chính là chìa khóa để bạn trở thành một kiến trúc sư giỏi.
Để trở thành một kiến trúc sư không phải là một việc đơn giản. Nó đòi hỏi sự cố gắng của ta trong suốt một quá trình dài. Với 10 lí do nêu trên; mong rằng bạn đã có thể tìm ra cho mình hướng đi đúng đắn nhất.