Kiến thức kỹ năng
Cách tính lương, chi phí và thù lao dành cho Kiến trúc sư
Nghề Kiến Trúc là một nghề nghiệp rất khoa học; từ bản thân sản phẩm của nghề cho đến cách thức mà mỗi Kiến Trúc Sư hành nghề. Để có thể làm được điều đó bên cạnh đam mê, tài năng, và tri thức; thì vấn đề thù lao dành cho Kiến Trúc Sư tác động một phần không nhỏ vào quá trình hình thành và tạo ra tác phẩm đó.
Trên thực tế thì các Kiến trúc sư ở Việt Nam vẫn phải nhận khoản thù lao thấp hay chưa hợp lý. Qua bài viết này chúng ta sẽ cùng phân tích cách tính lương; chí phì và thù lao dành cho các Kiến trúc sư (KTS).
I/ Công thức chung về cách tính thù lao theo giờ ở hầu hết các văn phòng Kiến trúc sư
Bảng trên có thể tóm tắt như sau chúng ta cần phải xác định 4 biến số sau:
- a – Lương của Kiến Trúc Sư.
- b – Tỷ lệ chi phí / doanh thu.
- c – Thời gian làm việc trung bình hàng tháng.
- d – Tỷ lệ phần trăm số giờ có thể lập hóa đơn.
Một KTS làm việc một mình (làm việc tự do, hay công ty TNHH một thành viên) mong muốn hàng tháng mình có thu nhập tối thiểu là 15 triệu VND (a). Để làm việc thì các Kiến trúc sư phải đầu tư vào đó các máy móc liên quan; dụng cụ vẽ các tài liệu phục vụ công việc; rồi các khoản về tiền thuê nhà, điện nước, thuế môn bài, du lịch các chi phí khác… theo phân tích thống kê trung bình thì tỉ lệ chi phí văn phòng kiến trúc rơi khoảng 50-70% doanh thu (tham khảo thống kê tỉ lệ ở các VP Kiến Trúc Pháp).
Nếu mình để tạm một con số là 55% (b). Trong ví dụ này doanh thu cần đạt để có một mức lương mong muốn sẽ là 33.33 triệu.
Về thời gian làm việc trung bình hàng tháng: thì theo thông kê thì số giờ làm của các KTS thường trung bình là 50 giờ một tuần chứ không phải là 40 giờ. Nhưng để đảm bảo một cách hợp lý – công bằng trên cơ sở giống nhau đối với các ngành nghề trong xã hội chúng ta sẽ dựa trên cơ sở 40 giờ một tuần.
Số tuần trong một năm là 52 tuần. Và trong một năm thì chúng ta có số ngày nghỉ phép có lương là: Nghỉ tết + 12 ngày nghỉ có hưởng lương + các ngày lễ trong năm thì khoảng 25 ngày nghỉ có lương trong một năm. Số ngày nghỉ này chiếm khoảng 9.6% ở trong bảng này tạm thời mình quy tròn 10%. Tức là số thời gian làm việc thực tế trên một tháng sẽ là:
40 giờ x 52 tuần x 90% = 156 giờ / tháng. (c)
12 tháng
Về tỷ lệ phần trăm số giờ làm thực tế để có thể tính thù lao: Thực tế thì bất kể người đi làm nào, kể cả kiến trúc sư, đều chắc chắn dành một chút thời gian cho các công việc: Quan sát, Tự đào tạo, thực hiện một số công việc hành chính như hợp đồng, chấm công, ghi chú, và quản lý…
Các nhiệm vụ khác nhau này không được lập hóa đơn trực tiếp vì chúng không liên quan trực tiếp đến công việc. Tính trung bình chúng ta xem một kiến trúc sư độc lập, làm việc một mình sẽ dành khoảng 40% thời gian của mình cho các nhiệm vụ “phụ” này, phụ nhưng là bắt buộc. Hay chúng ta hiểu rằng chỉ có 60% thời gian của người đó sẽ được dùng để hành nghề và tính thù lao.
156 giờ x 60% = ± 93.6 giờ / tháng (d)
Từ các dữ liệu trên; thù lao theo giờ của một KTS độc lập sẽ được tính theo công thức như sau :
= “lương” tháng thực nhận dự kiến + chi phí ước tính
(giờ làm việc theo tháng) x (tỷ lệ phần trăm số giờ được lập hóa đơn)
Vậy Thù lao theo giờ của một kiến trúc sư độc lập theo ví dụ trên là khoảng 400k/h
Thù lao theo giờ có được từ phép tính trên được lập bằng cách chỉ tính đến mức cân bằng doanh thu/chi phí cho phép; trong các điều kiện “thông thường”; với một “mức tương đương lương” là 15tr mỗi tháng.
* Để đảm bảo cho sự phát triển của cơ quan; cấp vốn cho các khoản đầu tư cần thiết cho thiết bị và sự phát triển của cơ quan; và bảo hiểm cho các rủi ro vốn có; ví dụ như các dự án bị hủy bỏ hay các khoản chưa thanh toán;… cần áp dụng một hệ số ký quỹ cho chi phí được tính trước đó.
* Hệ số thường được sử dụng trong các cơ quan kiến trúc dao động từ 7% đến 12%. Để đơn giản, chúng ta sẽ giữ lại 10% cho các tính toán.
Vậy thù lao thực sự của một Kiến trúc sư theo giờ ở ví dụ trên để có được 15 triệu một tháng sẽ là
400.000VND x1.1 =440.000 VNĐ (Chưa thuế)
Dựa vào bảng 01 chúng ta có thể có các cách để giảm thù lao này xuống để có thể tìm cách thức cạnh tranh mà vẫn đảm bảo được mức cân bằng cho công ty. Ví dụ chúng ta có thể tăng giờ làm lên, hoặc bằng cách nào đó giảm chi phí xuống.
Phân tích nhỏ:
Từ bảng trên chúng ta có thể đưa ra một số phân tích theo thị trường hành nghề ở Việt Nam để cùng xem:
Với một Kiến Trúc Sư độc lập chúng ta thường chỉ có thể nhận được nhưng công việc nhỏ như thiết kế nội thất, thiết kế nhà dân, các biệt thự, cải tạo cơi nới…
Ví dụ: Để tư vấn thiết kế dự án A một nhà ờ có tổng 250m2 sàn (quy mô này hiện tại là diện tích sàn tối đa bắt buộc phải có chữ kí của Kiến Trúc Sư ở Việt Nam khi nộp hồ sơ xin giấy phép xây dựng); giả thiết khu vực đó có giá sàn thi công hoàn thiện thô ở mức 5Tr/1m2. Các Kiến Trúc Sư phần lớn đang vận hành ở mức giao động 250k-500k/m2. Ở đây tôi giả thiết lây con số là 350k/1m2. Vậy nếu tính tỉ lệ phần trăm chi phí thiết kế trên tổng mức đầu tư rơi vào khoảng = 7%.
Vậy tổng gói thù lao này tôi sẽ có được là= 350.000 x 400 = 87.500.000 VND (Ở đây tôi giả thiết giá trên chưa kể thuế và chưa tính đên các chi phí mà Kiến Trúc Sư đó phải trả nếu các bản vẽ kĩ thuật như điện, nước, kết cấu phải thuê ngoài thực tế ở VN dự án nhỏ nếu tính có thể giảm khoảng 10% trong đơn giá trên).
Vậy bài toán đầu tiên tôi sẽ tính: Thời gian tối đa của dự án tôi chỉ được cho phép mình làm là:
Số giờ làm = 87.500.000/440.000 = 199h. Số ngày công = 199/8 = 24.8 ngày. = 25 ngày.
II/ Bài toán thứ hai là khi văn phòng KTS này có thêm các cộng sự
Liên kết từ ví dụ trên; bây giờ người KTS này có nhiều công việc và muốn có thêm cộng sự để hỗ trợ. Bảng 02 là mô tả thù lao cho một văn phòng theo cùng một công thức phía trên tuy nhiên ở đây có một sự thay đổi về Hệ số giờ làm việc thực tế: Kiến trúc sư thấy tỷ lệ của mình được cải thiện đôi chút khi có các cộng sự hỗ trợ. Anh ta có thể ủy nhiệm một số nhiệm vụ của mình, nhưng vẫn tiếp tục dành khoảng 35% thời gian của mình để tìm kiếm, tổ chức, tự tìm tư liệu, tự đào tạo…
Như vậy; trung bình anh ta chỉ có thể lập hóa đơn 65% thời gian của mình. Bên cạnh đó cần hết sức thận trọng để ngăn chặn tỷ lệ này, bởi vì tỷ lệ này có thể giảm đến 50%: với doanh thu bằng nhau; càng có nhiều công việc quan trọng thì tỷ lệ rủi ro thất bại càng cao…Thế nên bảng này là một bảng rất quan trọng mỗi văn phòng kiến trúc nên lập cho mình. Vì một tỷ lệ 65% có thể coi là chấp nhận được và đủ thận trọng. Đây chính là điều chúng ta cần nhớ.
Ở bảng trên chúng ta sẽ rút ra một có số là Thù lao trung bình theo giờ của một văn phòng Kiến Trúc nhỏ là khoảng 300k/h
Tổng số giờ làm của cả văn phòng = 101+153+153+47 = 454h.
Phân tích: Nếu toàn bộ văn phòng này làm việc cho dự án phía trên thì các bạn sẽ thấy ngay vấn đề.
Để Văn phòng này cân bằng được thì một tháng cần có = 454/199= 2.3 dự án như trên.
Phía trên là hai bài toán tham khảo cơ bản để một Kiến Trúc Sư độc lập hay một văn phòng kiến trúc có thể tham khảo để có nhưng định giá mức thù lao hợp lý cũng như có tính cạnh tranh đúng đắn.
Với bài viết trên chúng ta đã có thể phần nào hình dung được cách tính lương; chi phí và thù lao dành cho Kiến trúc sư. Đây là kiến thức cần thiết dành cho những bạn đã, đang và sắp có ý định theo học ngành Kiến trúc.
Pingback: Kiến trúc sư biết gì về công việc của mình?| Ngành Kiến trúc
Pingback: Thói quen của các kiến trúc sư thành công | Ngành Kiến trúc
Pingback: Lương của Kiến trúc sư xếp theo thứ hạng | Ngành Kiến trúc
Pingback: Mức thu nhập ngành Kiến trúc theo thứ hạng | Ngành Kiến trúc