Kiến thức kỹ năng
Bay bổng và thực tế – Đâu là điều một sinh viên ngành Kiến trúc cần?
Ngày nay; việc xây dựng một ngôi nhà không còn đơn thuần chỉ là để đáp ứng nhu cầu chỗ ở nữa. Bây giờ; một công trình kiến trúc phải đáp ứng được đồng thời tính ứng dụng và sự độc đáo, mới mẻ, phù hợp với nhu cầu xã hội cùng với vô số các yêu cầu khác; do đó tiêu chuẩn về nhân lực ngành Kiến trúc cũng được đặt ra ngày một cao. Không chỉ là yêu cầu sinh viên ngành Kiến trúc có trình độ chuyên môn mà còn phải có cá tính, “chất” riêng và cả sự am hiểu thực tế.
Vậy làm sao để chinh phục được ước mơ Kiến trúc? Bạn phải tạo ra “màu sắc” riêng cho mình? Những ý tưởng “bay bổng” đầy đột phá? Hay sự thực tế, hiệu quả cho từng chi tiết?… Đâu mới là điều quan trọng nhất khi bạn muốn theo đuổi ngành Kiến trúc?
Ngành học hào hoa – con đường tìm kiếm sự cân bằng
Trong bối cảnh nhu cầu nhà ở tại các thành phố lớn và các công trình phục vụ đời sống con người ngày một “leo thang”. Ngành kiến trúc theo đó cũng ngày một đặt yêu cầu cao hơn; các “tác phẩm” ra đời phải là một sự đột phá, mới mẻ và cá tính; đồng thời pha thêm chút bay bổng, sáng tạo.
Tuy nhiên; một bản thiết kế tốt là một bản thiết kế có tính thực tế và khả thi cao; bởi đơn giản, các công trình kiến trúc ra đời là để sử dụng – một thiết kế dù đẹp đến bao nhiêu nhưng ít tiện lợi hoặc giá thành quá cao thì cũng khó có cửa với các nhà đầu tư.
Kiến trúc sư là công việc dung hòa được các yếu tố: yêu cầu khách hàng, điều kiện xây dựng thực tế và sự sáng tạo của bản thân. Do đó; để có thể thành công với công việc này các bạn trẻ đam mê ngành Kiến trúc chắc chắn phải đầu tư cả hai phía trong ước mơ của mình: Những nguồn cảm hứng sáng tạo song hành cùng khả năng phân tích, phán đoán để có thể biến bản vẽ trên giấy thành những tòa nhà thật sự.
Kiến trúc sư tương lai cần trau dồi điều gì ở bản thân?
Từ những yêu cầu khắt khe đối với nguồn nhân lực ngành Kiến trúc hiện nay; nhiều trường Đại học đã chủ động tạo dựng một môi trường học tập hiện đại, thực tiễn để các bạn sinh viên ngành Kiến trúc có thêm nhiều cơ hội để nuôi dưỡng cảm hứng; đồng thời, biết cách cân bằng hoàn hảo giữa sự bay bổng trong bản vẽ và thực tế công trình.
Chẳng hạn; tại trường Đại học Duy Tân, sinh viên Kiến trúc sẽ được học tập và rèn luyện trong môi trường đầy năng động, học tập gắn liền với thực hành. Trong suốt quá trình học; sinh viên sẽ được thực hiện các Đồ án Thiết kế nhanh, Đồ án Quy hoạch, Đồ án Công nghiệp… với sự hướng dẫn của các Tiến sĩ, Thạc sĩ đã tốt nghiệp từ nhiều nước có nền giáo dục phát triển trở về luôn tâm huyết trong giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho sinh viên Duy Tân.
Đặc biệt hơn nữa; những nội dung được giảng dạy tại khoa Kiến trúc Đại học Duy Tân đều là những nội dung tiên tiến; chiết xuất từ các chương trình chất lượng cao trên thế giới.
Hoàn thiện các kỹ năng bổ trợ
Không chỉ kiến thức chuyên môn; kỹ năng mềm cũng là yếu tố không kém phần quan trọng với các kiến trúc sư tương lai. Ngày nay; các công ty thiết kế – xây dựng chủ yếu làm việc theo hình thức teamwork: mỗi kiến trúc sư sẽ thiết kế một khu vực nhất định, dựa trên cơ sở thiết kế tổng thể do kiến trúc sư trưởng vạch ra. Cách làm này đòi hỏi kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian,… và cả tác phong làm việc chuyên nghiệp.
Còn kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp và thương lượng lại cần thiết cho quá trình làm việc với khách hàng. Đáp ứng được những yêu cầu đấy; bạn không chỉ có thể là “linh hồn” của các doanh nghiệp, công ty hoạt động trong lĩnh vực Xây dựng, Thi công, Thiết kế công trình, Kiến trúc,… mà còn có thể tự tin với những dự án startup của riêng mình.
Vốn là một ngành học đặc thù; không ai có thể trở thành kiến trúc sư mà không được đào tạo bài bản. Một môi trường đào tạo tốt sẽ giúp sinh viên ngành Kiến trúc phát huy khả năng sẵn có; tạo nền tảng vững vàng.