Review ngành Kiến trúc – Điều bạn phải biết

Để tạo ra được một ngôi nhà hoàn thiện trước tiên chúng ta cần có một bản vẽ thiết kế với đầy đủ các thông số kỹ thuật cần thiết và người tạo ra bản vẽ chính là các kiến trúc sư. Vậy ngành Kiến trúc xét tuyển những môn nào? ngành Kiến trúc có ở trường nào? hay ngành Kiến trúc học gì để có thể tạo ra được những bản vẽ như vậy?… Tất cả sẽ có trong bài review ngành Kiến trúc dưới đây.

Review ngành Kiến trúc
Review ngành Kiến trúc – Góc nhìn tổng quan cho những ai quan tâm

Những trường có ngành Kiến trúc trong cả nước

Với mỗi khu vực sẽ có các cơ sở đào tạo ngành Kiến trúc khác nhau; tùy thuộc vào mong muốn của bạn mà bạn có thể chọn theo học một trong số những trường có ngành Kiến trúc được gợi ý tại đây:

Khu vực miền Bắc

– Đại học Kiến trúc Hà Nội

– Đại học Mở Hà Nội

– Đại học Xây dựng

– Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Khu vực miền Trung & Tây Nguyên

– Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng

– Đại học Xây dựng miền Trung

– Đại học Duy Tân

– Đại học Kiến trúc Đà Nẵng

– Đại học Khoa học Huế

– Đại học Yersin Đà Lạt

Khu vực miền Nam

– Đại học Kiến trúc TPHCM

– Đại học Bách khoa – ĐHQG TPHCM

– Đại học Công nghệ TPHCM

– Đại học Nguyễn Tất Thành

Ngoài ra, còn rất nhiều cái tên khác mà bạn có thể tham khảo. Với những gợi ý này thì nỗi lo lắng về việc không biết ngành Kiến trúc học trường nào đã hoàn toàn được giải quyết.

Ngành Kiến trúc học ở trường nào?
Ngành Kiến trúc học ở trường nào?

Review ngành Kiến trúc xét tuyển những môn nào?

Thông thường; với ngành Kiến trúc các bạn phải thi môn năng khiếu vẽ và xét tuyển kết hợp các môn văn hóa (xét kết quả thi THPT hoặc học bạ tùy theo mỗi trường)

Các tổ hợp môn xét tuyển ngành Kiến trúc gồm:

– V00: Toán, Lý, Vẽ

– V01: Toán, Văn, Vẽ

– V02: Toán, Anh, Vẽ

– A00: Toán, Lý, Hóa

Một số tổ hợp môn ít được sử dụng hơn như:

– A01: Toán, Lý, Anh

– A03: Toán, Lý, Sử

– A07: Toán, Sử, Địa

– A09: Toán, Địa, GDCD

– V03: Toán, Hóa, Vẽ

Cơ hội việc làm ngành Kiến trúc

Có thể nói, cơ hội việc làm của cử nhân ngành Kiến trúc khi ra trường là vô cùng phong phú. Ngay sau khi tốt nghiệp, sinh viên Kiến trúc có thể đảm nhiệm các công việc như:   

– Thiết kế hoặc triển khai thiết kế tại các văn phòng thiết kế kiến trúc 

– Giám sát thiết kế kiến trúc tại các công trình xây dựng 

– Các công việc liên quan đến quản lý thiết kế và xây dựng 

– Tư vấn kiến trúc tại các doanh nghiệp; các đơn vị quản lý đô thị của Nhà nước; của doanh nghiệp tư nhân; doanh nghiệp nước ngoài

– Làm việc trong các công ty tư vấn thiết kế

– Giám sát thi công kiến trúc, xây dựng, nội thất hoặc khởi nghiệp với công ty Thiết kế – Thi công hoặc kinh doanh về lĩnh vực vật liệu, thiết bị, trang trí nội thất

– …

Cơ hội việc làm ngành Kiến trúc ra sao?
Cơ hội việc làm ngành Kiến trúc ra sao?

Hy vọng rằng, với tất cả những chia sẻ trong bài review ngành Kiến trúc ở trên có thể cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất.