Tranh cãi việc bỏ thi môn năng khiếu khi xét tuyển ngành Kiến trúc mùa tuyển sinh 2020

Chỉ còn 1 tháng nữa là bắt đầu kì thi THPT 2020; tính đến thời điểm này hầu như tất cả các trường Đại học đã hoàn tất công tác công bố đề án tuyển sinh 2020 lên website. Điều đáng chú ý nhất lúc này chính là việc một số trường Đại học có đào tạo ngành Kiến trúc đã quyết định không tổ chức thi vẽ để tuyển sinh. Vậy điều này có ảnh hưởng đến việc xét tuyển ngành Kiến trúc hay không? Hãy cùng bài viết này tìm hiểu nhé.

Bạn biết gì về xét tuyển ngành Kiến trúc
Một số trường Đại học có đào tạo ngành Kiến trúc đã quyết định không tổ chức thi vẽ để xét tuyển ngành Kiến trúc trong mùa tuyển sinh 2020

Sự thay đổi trong phương thức xét tuyển ngành Kiến trúc 2020

Hiện nay, Việt Nam có hơn 10 trường Đại học có đào tạo ngành Kiến trúc; bên cạnh các môn học như Toán, Lý hay Toán, Anh các trường có đào tạo ngành này thường tổ chức thi năng khiếu Vẽ. Thế nhưng; trong đề án tuyển sinh năm nay nhiều trường đã quyết định không tổ chức thi Vẽ đối với tuyển sinh ngành Kiến trúc; thay vào đó trường sẽ thực hiện xét điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 ngành Kiến trúc bằng 2 tổ hợp môn: A01 (Toán, Lý, Anh) và C01 (Toán, Văn, Lý).

Gây đây, qua trao đổi với báo Tiền Phong; PGS. TS Bùi Hoài Tháng – trưởng phòng đào tạo trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) cho biết: ngay từ khi xây dựng ngành Kiến trúc, phần thi năng khiếu đã được xác định là năng khiếu Vẽ đầu tượng và tổ hợp môn Toán nhân hệ số 2.

Như vậy; phần năng khiếu bản chất là góc nhìn và năng lực kiến trúc và chỉ chiếm tỷ lệ 1/4 trong tổ hợp xét tuyển. Nằm trong lộ trình cải tiến tuyển sinh ngành Kiến trúc; phần thi Vẽ đầu tượng đã được giảm tỷ lệ (trong bài thi năng khiếu Vẽ) và chuyển dần sang đánh giá năng lực về góc nhìn Kiến trúc (phần thi Bố cục tạo hình).

Đề án xét tuyển ngành Kiến trúc trong những năm tới
Trong đề án tuyển sinh năm nay nhiều trường đã quyết định không tổ chức thi Vẽ đối với xét tuyển ngành Kiến trúc

Quyết định không tổ chức thi năng khiến là để tạo thêm cơ hội cho các thí sinh không có cơ hội học vẽ ở bậc phổ thông nhưng có đam mê với ngành Kiến trúc. Theo đó; việc tuyển sinh sẽ dần diễn ra công bằng hơn cho bất kỳ ai yêu thích ngành học này.

Ông Thắng nói thêm: Việc không dùng phần thi năng khiếu là vấn đề mới; có thể có tác động không đồng đều đến các thí sinh. Tuy vậy; người làm trong lĩnh vực xây dựng kiến trúc, tổng hòa các yêu cầu của một kiến trúc sư trưởng dự án lớn trong tương lai; và dần hướng đến nguồn nhân lực trình độ quốc tế nên việc tuyển sinh hướng đến năng lực tổng quan là rất cần thiết.

Kiến trúc là ngành học cần có năng khiếu?!

Sau khi chia sẻ với phóng viên về việc bỏ bài thi năng khiếu Vẽ khi tuyển sinh ngành Kiến trúc; kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào nói rằng: kiến trúc là một ngành đòi hỏi năng khiếu; nhưng nếu đòi hỏi ngay ở người học khi mới vào trường là rất khó vì có nhiều sinh viên phải đến năm thứ 2 mới bộc lộ năng khiếu. Nhưng đặc thù của ngành học này; năng khiếu cũng chỉ một phần, quan trọng hơn là tư duy toán học.

Kiến trúc là một ngành đòi hỏi năng khiếu

Phía đại diện trường ĐH Duy Tân cho biết; hiện nay công nghệ giúp nhiều cho kiến trúc sư, kỹ sư thiết kế; nhưng không thể thay thế hoàn toàn cho việc sáng tạo của con người. Nghiên cứu sinh Khoa Chính sách giáo dục và Lãnh đạo tại trường ĐH bang New York tại Albany (Mỹ); Châu Dương Quang cho biết: tại Mỹ, những trường có đào tạo ngành Kiến trúc yêu cầu phải có sản phẩm nghệ thuật của ứng viên.