Kiến thức kỹ năng
Sinh viên theo học ngành Kiến trúc cần biết những điều này
Từ khi xã hội bước vào thời kì phát triển, ngành Kiến trúc cũng theo đó mà nhận được nhiều sự ưu chuộng hơn. Chính vì lẽ đó, số lượng thí sinh dự thi vào các trường kiến trúc cũng ngày một tăng cao. Thế nhưng, có phải những bạn đã và đang học ngành nghề này đều đã hiểu hết về nó? Chẳng hạn như: học phí ngành Kiến trúc là bao nhiêu? hay ngành Kiến trúc sư học khối nào?… Nếu chưa hãy đọc bài viết này nhé, bởi sinh viên theo học ngành Kiến trúc cần biết những điều này.
Kiến trúc sư làm gì?
Tất nhiên là thiết kế, lập trình một công việc liên quan đến nhà cửa hay các loại hình khác như công sở, trường học, bệnh viện. Nhưng không hẳn tất cả cả kiến trúc sư đều thiết kế, vì như thế thì sẽ lấy ai để xây dựng, để thi công, để quản lý công tác thiết kế. Do vậy kiến trúc sư có thể hoạt động đa năng trong nhiều lĩnh vực. Với nhu cầu hiện nay thì kiến trúc sư chắc chắn là rất cần, và bạn không lo lúc ra trường sẽ không có việc.
Vẽ là điều kiện cần, nhưng chưa đủ
Nếu bạn muốn trở thành một kiến trúc sư giỏi nhưng kém các môn khoa học và nghĩ rằng môn vẽ mỹ thuật có thể gỡ gạc lại thì bạn đã hoàn toàn sai lầm. Bởi, vẽ mỹ thuật chỉ là môn thi đầu vào và một kiến trúc sư giỏi thì không chỉ cần có vẽ mà còn phải thông thạo nhiều lĩnh vực khác. Toán học giúp bạn thông minh, nhanh nhạy còn văn học giúp bạn thêm mơ mộng và tràn đầy cảm xúc. Chính vì vậy, vẽ thôi là chưa đủ bạn hãy bỏ ngay các suy nghĩ thi khối V vì không giỏi Toán, Lý, Hóa hay những lý do tương tự.
Kiến trúc không phải là một năng khiếu
Bạn đừng nên ôm mơ mộng rằng sinh ra đã có năng khiếu về ngành Kiến trúc; không có gì chắc chắn rằng bạn có cha mẹ là kiến trúc sư thì bạn cũng dễ trở thành kiến trúc sư. Bạn chỉ có thể trở thành một kiến trúc sư khi chịu khó học tập, trau dồi những kỹ năng cần thiết, có sự nhẫn nại cao, luyện tập đúng cách và luôn nuôi dưỡng ước mơ.
Học nghề thật chứ không phải đua nhau tấm bằng đỏ
Rất nhiều bạn cứ nhầm tưởng bạn tốt nghiệp trường đại học danh giá (như Havard, hay Kiến trúc Hà nội chẳng hạn) thì có nghĩa là bạn giỏi. Không, bằng cấp chỉ cần khi bạn đi tuyển dụng, còn lại phụ thuộc vào khả năng bạn làm việc. Vấn đề là bạn học nghề nên bằng giá nào bạn cũng phải lĩnh hội những kiến thức nghề nghiệp. Tấm bằng đỏ sẽ vô nghĩa nếu bạn không biết phải làm gì sau khi ra trường.
Là ngành nghề lao động như bao nghề khác
Nhiều người muốn trở thành kiến trúc sư vì nghĩ như vậy sẽ thật oai nhưng thật chất đó cũng chỉ là một công việc như bao công việc khác mà thôi. Vấn đề là bạn yêu thích và phù hợp với ngành này đến đâu. Và nếu bạn nghĩ rằng, làm nghề Kiến trúc thì đầy tiền- lại một lần nữa bạn nhầm. Tiền không tự nhiên sinh ra, nó được trả theo sản phẩm bạn tạo lập, và đôi khi nó ít hơn bạn tưởng rất nhiều.
Sinh viên ngành kiến trúc cần hiểu rõ về chuyên ngành mình học
Vẽ là môn học nghiêm túc, cần được đầu tư tìm tòi
Nhiều bạn thuở bé vẽ Songoku rất đẹp, hoặc vẽ khủng long rất giống, nhưng vẽ mỹ thuật lại khác. Nó cần các bước cơ bản không được nhảy cóc. Bạn phải có kiến thức về hình, về bóng, về cơ thể người (anatomy), về bố cục, tỷ lệ, và nhiều thứ khác, do đó học vẽ không vui vẻ tí nào, nó cũng khó không kém gì các môn học khác. Nếu bạn muốn đi học cho vui- thì bạn lại càng nhầm.
Một khi, các bạn sinh viên ngành Kiến trúc đã nắm rõ được những điều trên, tin chắc rằng các bạn sẽ thành công vào một ngày không xa.
Pingback: Cuộc thi dành cho sinh viên khoa Kiến trúc | Ngành Kiến trúc